Nhật Bản phá vỡ kỷ lục về tốc độ Internet nhanh nhất lịch sử

GD&TĐ - Việc phá vỡ kỷ lục thiết lập vào năm ngoái cho thấy, các nhà nghiên cứu Nhật Bản đang chuẩn bị tạo ra một kỷ nguyên mới cho internet.

Các nhà khoa học tại Viện Công nghệ Thông tin và Truyền thông Quốc gia Nhật Bản đã và đang làm việc để thúc đẩy các giới hạn của việc truyền tải thông tin. Họ đã nhận được thành quả cho những nỗ lực của mình.

Nhật Bản vừa phá vỡ kỷ lục về tốc độ internet nhanh nhất từng được chứng kiến.

Nhật Bản vừa phá vỡ kỷ lục về tốc độ internet nhanh nhất từng được chứng kiến.

Nhóm nghiên cứu cũng đã trình bày về nội dung cuộc thử nghiệm tại Hội nghị Quốc tế về Truyền thông Cáp quang, với kết quả thu được cho thấy tốc độ truyền dữ liệu là 319 Terabits/giây (Tb/s).

Để so sánh, tốc độ tải xuống băng thông rộng trung bình của Úc là khoảng 58 megabyte/giây. Thử nghiệm mới nhất của Nhật Bản cũng vượt qua mức kỷ lục vào năm ngoái là 178 Tb/s.

Tuy nhiên, thử nghiệm của nhóm nghiên cứu chưa được áp dụng cho người tiêu dùng thông thường. Người dùng internet bình thường – thường sử dụng Netflix hoặc tải xuống các file vì công việc, sẽ chỉ có thể đạt được tốc độ tối đa khoảng 10 gigabyte/giây trước khi hệ thống quá tải.

Thông tin đáng mừng nhất là tốc độ truyền thông tin đáng kinh ngạc được thử nghiệm trên phần lớn sở hạ tầng cáp quang hiện có.

Điểm khác biệt duy nhất trong nghiên cứu là họ sử dụng 4 lõi thay vì 1 ống thủy tinh đặt bên trong các sợi cáp truyền dữ liệu.

Nhóm nghiên cứu còn sử dụng phương thức ghép kênh quang theo bước sóng (WDM) và băng tần thứ 3 để hỗ trợ tốc độ truyền tin đạt mức cao và nhất quan nhất có thể. 

Hiện tại, chưa rõ phải mất bao lâu nữa loại công nghệ này có thể được ứng dụng trên thế giới, hoặc chi phí là bao nhiêu. Tuy nhiên, rõ ràng việc phá vỡ kỷ lục thiết lập vào năm ngoái cho thấy rằng các nhà nghiên cứu Nhật Bản đang chuẩn bị tạo ra một kỷ nguyên mới cho internet.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Sa mạc ngập vì mưa bất thường

GD&TĐ - Hầu hết các nhà khoa học đều có chung nhận định, biến đổi khí hậu có thể 'tiếp tay' gây ra tình trạng thời tiết cực đoan ở UAE.
Ảnh minh họa ITN.

Nên hay không?

GD&TĐ - Trong xu thế tự chủ đại học, nhiều cơ sở đào tạo đã chủ động xét tuyển sớm.