Lượng băng mất đi hằng năm bằng mực nước hồ Superior

GD&TĐ - Trái đất đang mất khối lượng lớn băng với tốc độ nhanh. Trong đó, khối lượng băng tan hằng năm bằng mực nước ở hồ Superior (Mỹ).

Băng quyển chứa 3/4 lượng nước ngọt của thế giới.
Băng quyển chứa 3/4 lượng nước ngọt của thế giới.

Các nhà nghiên cũng phát hiện, băng trên sông và hồ tan sớm hơn vào mùa xuân khi nhiệt độ ấm lên. Tình trạng này xuất hiện do biến đổi khí hậu. Một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Earth’s Future đã đo lường sự tan chảy của băng.

Xiaoqing Peng - nhà địa lý học tại Trường Đại học Lan Châu (Trung Quốc) và là người dẫn đầu nghiên cứu, cho biết: “Hành tinh của chúng ta đã mất khoảng 33.000 dặm vuông (87.000 km vuông) băng phủ mỗi năm, từ năm 1979”.

Con số này chỉ khối lượng băng bao phủ sông, hồ, ao hoặc nước biển.

Theo chuyên gia Peng, băng quyển là một trong những chỉ số khí hậu nhạy cảm nhất. Đồng thời, là chỉ số đầu tiên chứng minh thế giới đang thay đổi. Các nhà nghiên cứu đã tập hợp dữ liệu về độ phủ tuyết, mức độ băng biển và đất đóng băng. Trong đó, bao gồm mức độ băng ở vùng cực.

Nhiều phép đo được thực hiện bằng vệ tinh và do Trung tâm Dữ liệu Băng tuyết quốc gia (NSIDC) thu thập. Các nhà nghiên cứu cũng sử dụng dữ liệu về độ sâu của tuyết từ Trung tâm Dự báo Thời tiết hạn vừa châu Âu. Sau đó, họ xác nhận những tập dữ liệu này bằng cách so sánh các con số với thông tin từ 28.000 trạm thời tiết địa phương trên toàn cầu.

Kết quả cho thấy, Bắc bán cầu là nơi ghi nhận số băng tan nhiều nhất, với 39.300 dặm vuông (102.000 km vuông) mỗi năm. Trong khi đó, ở Nam bán cầu, có 5.400 dặm vuông (14.000 km vuông) băng mất đi. Các nhà nghiên cứu cũng tìm thấy bằng chứng về mùa đông đang ngắn hơn mỗi năm. Đợt đóng băng đầu tiên của mùa đông hiện nay trung bình xảy ra muộn hơn 3,6 ngày so với năm 1979.

Băng quyển chứa 3/4 lượng nước ngọt của thế giới. Việc mất băng đang ảnh hưởng đến nguồn cung cấp nước ở nhiều khu vực. Các nhà nghiên cứu muốn sử dụng dữ liệu về băng quyển toàn cầu để tìm hiểu về ảnh hưởng của hệ sinh thái do thay đổi lượng băng.

Shawn Marshall - nhà băng học tại Đại học Calgary (Canada) và không tham gia vào nghiên cứu, cho biết: “Băng tuyết phản chiếu ánh sáng Mặt trời khỏi bề mặt Trái đất. Từ đó, khiến Trái đất mát hơn. Băng tan sẽ gây ra tình trạng hấp thụ nhiệt dễ dàng hơn. Điều đó có thể gây trầm trọng thêm sự nóng lên toàn cầu”.

Cũng theo ông Marshall, phân tích này là một ý tưởng tuyệt vời trong việc thể hiện chỉ số toàn cầu hoặc chỉ số về biến đổi khí hậu.

Theo Space

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

AFC khen cổ động viên U23 Indonesia

AFC khen cổ động viên U23 Indonesia

GD&TĐ - Liên đoàn bóng đá châu Á (AFC) hết lời khen ngợi Indonesia sau khi gây địa chấn hạ Hàn Quốc để vào bán kết U23 châu Á 2024.