Để sở hữu năng lực tổ chức trong bối cảnh siêu cạnh tranh 4.0

GD&TĐ - Thị trường đang thay đổi rất nhanh, từ cạnh tranh tới siêu cạnh tranh. Do đó, áp lực thị trường đang liên tục làm giảm lợi nhuận và sự phát triển của bất kỳ công ty nào. 

Để sở hữu năng lực tổ chức trong bối cảnh siêu cạnh tranh 4.0

Trên thực tế, mức độ suy giảm (mức độ mà tại đó các công ty hoặc thậm chí là các ngành công nghiệp đang mất dần vị thế của nó) thì đang gia tăng ở tất cả các thị trường kể cả tại Việt Nam. Vậy chúng ta phải đối phó với tình trạng này ra sao?

Nhưng có một tin tốt lành, đó là có rất nhiều cơ hội mới ở các thị trường với dân số trẻ và nên kinh tế đang phát triển. Tuy nhiên những luật lệ cũ của cạnh tranh thì không còn đúng nữa và tham vọng cho sự phát triển, cũng như những lo lắng về tương lai chính là những vấn đề cấp thiết chung của hầu hết các nhà lãnh đạo. Câu chuyện về sự tăng trưởng đang thay đổi, tương lai doanh nghiệp và bối cảnh kinh doanh ngày càng trở nên khó đoán…

Trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt, cải tổ doanh nghiệp để thích nghi liên tục là vấn đề sống còn của mỗi doanh nghiệp. Bất kể quy mô của công ty hay ngành nghề hoạt động, tất cả các nhà lãnh đạo phải đóng vai trò là kiến trúc sư của tương lai cho tổ chức của họ. Tái tạo lại tầm nhìn chiến thắng, đưa ra các lựa chọn đúng đắn và quan trọng nhất là xây dựng năng lực tổ chức phù hợp.

Tuy nhiên, 70% những nỗ lực cải cách đều thất bại!

Tiến sĩ Alok, Phó chủ tịch chiến lược Canon châu Á, cho rằng: “Một trong những thử thách lớn nhất trong việc xây dựng năng lực cạnh tranh bền vững là giúp nhân viên chuyển từ tư duy kinh nghiệm sang tư duy sáng tạo. Ví dụ, hầu hết các doanh nghiệp đều có bộ phận marketing chịu trách nhiệm của việc thu hút, chăm sóc khách hàng mới và giữ chân khách hàng trung thành.

Nhưng sự thật đó là trách nhiệm của toàn bộ các phòng ban, mọi thành viên trong tổ chức để hướng tới việc xây dựng “Trải nghiệm khách hàng” trong kỷ nguyên của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Cuối cùng, vai trò của lãnh đạo phải bắt đầu bằng việc đánh giá nguồn lực hiện tại trong bối cảnh mới để xây dựng một lộ trình phát triển bền vững.”

Với vị trí là Phó Chủ tịch phụ trách chiến lược của Canon tại Châu Á, Tiến sĩ Alok đã chứng kiến sự thất bại của rất nhiều doanh nghiệp lớn trong việc xây dựng năng lực cạnh tranh mới trên con đường chuyển hóa từ mục tiêu chiến lược đến hiệu quả kinh doanh.

Ngày 7-9/11/2017, chuỗi Chương trình đào tạo kỹ năng “Xây dựng năng lực tổ chức trong bối cảnh siêu cạnh tranh 4.0” được tổ chức tại Hà Nội và Tp. HCM. Trong đó, Tiến sĩ Alok sẽ đơn giản hóa khái niệm “Bản Đồ Chiến Lược” và kiểm định 5 năng lực cốt lõi sau: Năng lực nhân sự, Năng lực quản lý khách hàng, Năng lực vận hành, Năng Lực quan hệ đối tác và Năng lực xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Chính sự tác động qua lại của các năng lực này đã tạo nên sự phát triển và kết quả kinh doanh…

Đây là chương trình vô cùng hữu ích cho các Ban Lãnh đạo doanh nghiệp, các Trưởng Phòng, Ban, Đội, Nhóm của các công ty trong và ngoài nước, các doanh nhân muốn cập nhật kiến thức, kỹ năng và xu hướng mới trong kinh doanh.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Lễ kết nạp đảng viên đối với anh Nguyễn Cảnh Cường (bìa trái) - Giám đốc thú y cụm trang trại 2 kiêm chuyên gia thú y của Dự án chăn nuôi bò sữa TH ở Nga.

Phía sau những ly sữa tươi sạch

GD&TĐ - Một trong những yếu tố căn bản phía sau làm nên thương hiệu sữa tươi TH chính là kinh nghiệm trong công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Công ty.