Biến rác thải nhựa thành nhiên liệu

GD&TĐ - Một nghiên cứu mới đây đã đưa ra phương pháp tái chế đồ nhựa dùng một lần như: Túi đựng hàng tạp hóa, chai lọ, ống hút và hộp đựng thực phẩm.

Việc chuyển đổi có thể được thực hiện ở nhiệt độ thấp.
Việc chuyển đổi có thể được thực hiện ở nhiệt độ thấp.

Tuy nhiên, thay vì biến những sản phẩm khó tái chế này trở thành chất dẻo hữu ích, các nhà khoa học đã tái tạo chúng thành nhiên liệu.

Phương pháp mới có thể làm giảm nhu cầu dầu của thế giới. Theo hãng tin Gizmodo, việc sản xuất nhựa được dự đoán sẽ chiếm một nửa nhu cầu dầu của thế giới vào năm 2050.

Các nhà nghiên cứu đã trình bày về phát hiện trong một bài báo được xuất bản trên tạp chí Science Advances. Theo đó, phương pháp này có thể hoạt động hiệu  quả nhất trên loại nhựa gọi là polyolefin. Đây là loại nhựa được sử dụng để tạo ra các sản phẩm thường được cho là không thể tái chế, như túi nilon.

Khái niệm cơ bản là làm nóng chất dẻo. Nhờ đó, phá vỡ các liên kết hóa học của chúng và giảm xuống các bộ phận cấu thành. Nhóm nghiên cứu đã tìm ra cách để đạt được điều này ở nhiệt độ thấp hơn nhiều so với trước đây. Qua đó, giúp tiết kiệm năng lượng và chi phí hơn.

“Đây là công nghệ đầu tiên có thể sử dụng những loại nhựa khó tái chế thành một thứ thực sự hữu ích. Đó là cách hữu hiệu nhất để tái chế đồ nhựa và bao bì dùng một lần như polyetylen hay polypropylen”, Dionisios Vlachos - kỹ sư hóa học tại Đại học Delaware và đồng tác giả của bài báo chia sẻ.

Các nhà khoa học đã sử dụng nhiệt để phân hủy nhựa. Ông Vlachos cho biết, hầu hết các nghiên cứu trước đây đều tập trung vào những quy trình yêu cầu nhiệt độ từ 752 - 1.472 độ F (400 - 800 độ C) để hoạt động.

Vlachos cho biết, kỹ thuật của nhóm nghiên cứu có thể hoàn thành công việc chỉ ở 437 độ F (225 độ C). Kết quả cuối cùng là “nhiên liệu gần như sẵn sàng để sử dụng cho ô tô, xe tải hoặc máy bay và dầu nhớt”.

Điều đặc biệt trong phương pháp mới này là chất xúc tác - sự kết hợp của zeolit (khoáng chất chủ yếu được tạo thành từ nhôm và silic) và các oxit kim loại bao gồm bạch kim, vonfram.

“Cùng với nhau, sự kết hợp này tạo nên điều kỳ diệu, làm tan chảy và không để lại nhựa”, ông Vlachos lý giải.

Phương pháp này có thể chuyển đổi 85% nguyên liệu ban đầu thành dầu hữu ích.

Tuy nhiên, theo ông Vlachos, cần thực hiện nhiều hơn nữa để chuyển phương pháp sang sử dụng ở quy mô công nghiệp.

“Chúng ta cần phải hành động về vấn đề nhựa và phát triển các công nghệ cũng như chính sách để loại bỏ chúng khỏi môi trường. Nghiên cứu mất hơn 10 năm trước khi thành công. Đầu tư vào lĩnh vực này hiện tại là một ưu tiên”, ông Vlachos cho biết.

Theo Smithsoniamag

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Giáo viên Trường Tiểu học Lê Đình Chinh với sáng kiến tổ chức cho học sinh viết thư “điều con muốn nói” gửi đến ba, mẹ trong buổi họp sơ kết học kỳ I năm học 2023 - 2024. Ảnh: PV

Chống 'sốc' cho giáo viên trẻ

GD&TĐ - Không chỉ gặp khó khăn về phương pháp sư phạm, nhiều giáo viên trẻ còn hạn chế trong kỹ năng quản lý lớp học, tương tác với phụ huynh, học sinh…