Rối loạn phân ly tập thể là một chứng bệnh rối loạn phân ly (Hysteria) biểu hiện trong một tập thể. Đó là những trường hợp rối loạn chuyển đổi, người bệnh trải qua các cảm giác thật do các triệu chứng tâm lý kích hoạt.
Bắt đầu các rối loạn cá nhân và phát thành dịch trong một tập thể lớn. Bệnh thường xảy ra ở nữ nhiều hơn nam, trong đó giới nữ bị bệnh tập thể theo phản ứng dây chuyền và lây lan. Sau đây là những trường hợp mắc căn bệnh được cho là “quái dị” nhất.
1. Nữ tu kêu như mèo ở Pháp và cắn người ở Đức
Thời Trung Cổ, một số nữ tu người Pháp mắc hội chứng rối loạn phân ly tập thể rất kỳ lạ. Căn bệnh bắt đầu khi một nữ tu phát ra tiếng kêu như mèo, và lây lan sang các nữ tu khác.
Họ cùng nhau kêu meo meo liên tục trong nhiều giờ tại các điểm cụ thể trong ngày làm cho người dân xung quanh khu vực này cảm thấy rất khó chịu và tức giận. Chỉ sau khi quân lính đe dọa thì họ mới ngừng kêu.
Một trường hợp tương tự cũng xảy ra với một nữ tu trong một tu viện ở Đức. Nữ tu này không kêu giống mèo mà lại cắn người khác. Dịch bệnh nhanh chóng lây lan cho các nữ tu và các bà xơ khác.
Hành vi kỳ lạ của các nữ tu "có thể là do niềm tin mãnh liệt theo thời gian đối với những thứ siêu phàm (siêu nhiên). Các nữ tu - sống trong tu viện với những quy định khắt khe về tôn giáo nên rất dễ mắc hội chứng kỳ lạ này".
2. Nỗi sợ hãi kinh hoàng ở Pháp
Vào giai đoạn đầu của cuộc Cách mạng Pháp, sau khi nghe tin đồn giới quý tộc lên kế hoạch cho người xâm chiếm các ngôi làng và đồng ruộng ở vùng nông thôn, người nông dân vô cùng hoảng hoảng loạn.
Nỗi sợ hãi khiến họ trở nên hoang mang, thậm chí họ còn nhầm động vật với bọn cướp. Người dân tự bảo vệ mình bằng cách xây dựng đội quân vũ trang. Nhưng họ không biết rằng động thái này chỉ làm vấn đề nghiêm trọng hơn.
Người dân ở đây thường nhầm lẫn bọn cướp với những người tuần tra ở làng bên. Một số người quá hoảng sợ đã đốt cháy nhà của các quý tộc.
Chỉ sau khi biết rằng quý tộc không có âm mưu xâm chiếm thì người dân mới bình tĩnh lại. Chứng kiến phản ứng của người dân, giới cầm quyền cảm thấy rất sợ hãi nên họ đã nhanh chóng ban hành một loạt cải cách để xoa dịu tình hình.
Trên thực tế, chính nỗi sợ hãi của người dân vô tình trở thành “chất xúc tác” khiến Pháp phải hủy bỏ những quy định lạc hậu.
3. “Sinh vật bí ẩn” ở Ấn Độ năm 2002
Cách đây mấy năm, báo chí dồn dập khai thác tin một "người khỉ" bí ẩn bất ngờ tấn công người rồi biết mất. Nó gây kinh hoàng cho nhiều người dân nhiều địa phương thuộc bang Uttar Pradesh (miền Bắc Ấn Độ).
Họ gọi sinh vật này là "muhnochwa" (kẻ cào mặt). Nó có thể để lại vết bỏng, vết rạch trên khuôn mặt hay trên các chi của nạn nhân. 6 người đã thiệt mạng sau khi sinh vật này tấn công.
Trước sự bất lực của cảnh sát địa phương người dân trong làng lập nên một đội cảnh vệ để bảo vệ người dân trong làng. Vì tình trạng bất ổn nhanh chóng lan rộng nên chính phủ Ấn Độ đã can thiệp và gửi đặc vụ về đây để điều tra vụ việc.
Trước khi điều tra, đã có giả thuyết kỳ lạ về nguồn gốc của muhnochwa. Một cảnh sát cho rằng muhnochwa là một "sinh vật bí ẩn" mà các đặc vụ Pakistan sử dụng để theo dõi người dân.
Tuy nhiên, các nhà khoa học nghiên cứu và giải thích rằng muhnochwa là một hiện tượng tự nhiên thường xuất hiện trong thời gian hạn hán kéo dài và có thể để lại vết bỏng sau khi tiếp xúc với da người.
4. Săn đầu người làm vật liệu xây dựng
Một truyền thuyết đáng sợ về khu đô thị Nhật Bản khi dùng tính mạng của con người như một loại vật liệu xây dựng.
Cũng giống như Nhật, ở một số khu vực xa xôi hẻo lánh của Malaysia và Indonesia, chính phủ đã tuyên truyền tìm kiếm đầu người làm nền móng cho các tòa nhà hoặc cầu mới. Cứ có một công trình mới được xây dựng, người dân rất hoảng sợ.
Vào năm 1937, thủ tướng đầu tiên của Indonesia, ông Soetan Sjahrir, kể lại rằng những tin đồn đã làm cho người dân sống trong các ngôi làng ở thành phố Banda rất hoang mang.
7h tối, trên các tuyến phố vắng không một bóng người do người dân ở hết trong nhà không dám ra ngoài đường. Họ cảm thấy hoang mang hơn khi chứng kiến và nghe những câu chuyện kỳ quái đó. Những người kể chuyện cũng chia sẻ về những lần chạm trán với những kẻ săn đầu người này. Nhưng may mắn họ đã trốn thoát.
Một sự việc đáng sợ khác xảy ra vào năm 1979 trên một hòn đảo Borneo, thuộc Đông Nam Á. Dân làng trở nên hoang mang sau khi nghe tin đồn chính phủ bắt cóc người dân để kiên cố một cây cầu gần đó.
Chính quyền đã áp đặt một lệnh giới nghiêm để đóng cửa các trường học địa phương và thành lập đội tuần tra. Các chuyên gia đã phân tích những trường hợp này, và cho rằng việc săn đầu người chỉ là “một tin đồn” mà đôi lúc xuất hiện để phản ánh sự bất đồng trong mối quan hệ tư tưởng giữa các bộ tộc và chính phủ của họ.
5. Hội chứng co giật ở tiểu bang Louisiana, Mỹ năm 1939
Vào mùa xuân năm 1939, các nữ sinh ở một trường học ở tiểu bang Louisiana, miền nam Hoa Kỳ đã mắc hội chứng co giật. Căn bệnh xuất hiện khi một cựu nữ sinh trở về và tham gia buổi trình diễn múa hàng năm.
Cô gái bị co giật ở chân phải trong khi múa. Cô liên tục bị co giật trong vài tuần, và chưa đầy một tháng sau, căn bệnh lây lan sang những người bạn của cô. Cha mẹ của những sinh viên này rất lo lắng khi con mình mắc hội chứng kỳ lạ như thế. Phải sau một tuần họ mới trấn tĩnh lại tinh thần.
Nguyên nhân dẫn đến co giật là gì? Các chuyên gia nghiên cứu cho rằng, có thể là do cô gái thất tình. Một nạn nhân từng mắc chứng co giật tên là Helen - một vũ công có hoàn cảnh khó khăn, không ngừng lo lắng khi đứng giữa hai sự lựa chọn một là bạn trai hai là một sinh viên năm nhất rất khéo léo.
Họ kết luận rằng chứng co giật đau đớn ở chân Helen là do những mối lo lắng ở trong tiềm thức từ lâu của cô.