Các nhà khoa học đang "vò đầu bứt tóc" so sánh hai công trình khảo cổ vĩ đại của nhân loại là: Kim tự tháp Giza ở Ai Cập và pháo đài cổ Puma Punku ở Bolivia về độ phức tạp do cả hai đều được chế tác từ những công cụ thô sơ.
Puma Punku nằm cách thành phố La Paz ở vùng núi Andes. Những viên đá cự thạch ở Puma Punku được coi là một trong những viên đá lớn nhất và phức tạp nhất từng được tìm thấy trên bề mặt của hành tinh này.
Thậm chí, theo một số chuyên gia nhận định, Puma Punku còn phức tạp hơn kim tự tháp Giza nổi tiếng của Ai Cập.
Công trình khảo cổ phức tạp nhất từ trước đến nay
Trong thực tế, một số người đồng ý rằng Puma Punku rất độc đáo trong cách mà nó được xây dựng. Ngoài ra, nhờ hình dạng và vị trí đặc biệt mà những viên đá cổ đại ở đây trở thành một trong những địa điểm khảo cổ học hấp dẫn nhất hành tinh.
Những viên đá cự thạch được lắp ráp vô cùng chặt khít dù không dùng bất cứ loại vữa kết dính nào.
Nếu bạn nhìn chăm chú và kỹ lưỡng vào những viên đá, bạn có thể thấy một số công trình đá rất phức tạp giống như những người xây dựng cổ xưa đã từng sử dụng các cụ tiên tiến.
Điều này làm dấy lên tranh cãi về việc liệu rằng công trình đá cổ Puma Punku có sử dụng công nghệ hiện đại hay phải chăng người ngoài hành tinh đã can thiệp vào di tích này?
Loại công nghệ gì đã giúp những người cổ đại ở Puma Punku tạo nên một công trình vĩ đại cách đây tới hơn 12.000 năm? Công cụ thô sơ chăng? Suy luận này có vẻ bất hợp lý.
Các nhà khảo cổ cho biết, công trình đá cổ Pima Punku đạt đến vẻ đẹp hoàn hảo với những góc vuông sắc cạnh và nhẵn mịn như thủy tinh, giống như thể chúng được tạo ra bởi máy móc hoặc thậm chí là thiết bị laser.
Puma Punku có thiết kế rất phức tạp.
Do đó, nếu cho rằng công trình cổ đại sử dụng công nghệ hiện đại để xây dựng thì cũng không có gì là lạ.
Nhiều chuyên gia đồng quan điểm rằng, bí ẩn lớn nhất của công trình phức tạp hơn cả kim tự tháp Giza là liên quan đến cách mà người cổ đại sử dụng để vận chuyển những khối đá khổng lồ cách công trường khoảng 10-100 km.
Tuy nhiên, chính người Ai Cập cổ đại cũng từng vận chuyển được những khối đá vôi ở những khu mỏ xa xôi cách nơi xây dựng chừng hơn 500 km.
Một bí ẩn khó hiểu ở Puma Punku là cách lắp ráp của các bức tường. Mỗi viên đá đã được đẽo gọt để đan xen ghép với những viên đá xung quanh một cách hoàn hảo với mà không cần dùng đến vữa để kết nối.
Độ chính xác và gắn kết hoàn hảo hoàn toàn đủ khả năng thách thức kỹ thuật ngày nay.
Sức hút khó cưỡng của Puma Punku
Có người cho rằng nơi đây chính là dấu tích còn sót lại của nền văn minh Inca đầy bí ẩn trong lịch sử nhân loại.
Với những bí ẩn chưa có lời giải đáp, Puma Punku vẫn là điểm đến thu hút sự tò mò của rất nhiều khách du lịch khi muốn tìm hiểu những nền văn minh cổ xưa ở vùng Nam Mỹ.
Điều khiến các nhà nghiên cứu lúng túng đó là rất nhiều công trình cổ ở Peru, Bolivia và Trung Mỹ cũng có những bức tường được lắp ráp vô cùng chắc chắn giống như vậy.
Những bí ẩn về Puma Punku càng khiến cho các nhà nghiên cứu tò mò về nền văn minh cổ đại từng tồn tại ở khu vực Nam Mỹ.
Puma Punku thậm chí còn được xem là công trình khảo cổ phức tạp hơn cả kim tự tháp Giza, câu hỏi lớn mà nhân loại vẫn đang ráo riết truy tìm.
Những cư dân cổ đại sử dụng những phương tiện không có bánh xe để vận chuyển đá khổng lồ đã nảy sinh nhiều nghi vấn về phương pháp mà họ áp dụng. Nếu phát hiện này được tìm ra thì có thể viết lại lịch sử nhân loại như chúng ta biết ngày nay.
Theo các nhà nghiên cứu nhận định, để xây được những công trình thách đố nhân loại như kim tự tháp Giza hay pháo đài đá cổ Puma Punku thì cần phải có những người có kiến thức uyên thâm về toán học, hình học, địa chất học, chế tác đá mà hầu hết kỹ sư ngày nay đều thiếu sót.
Những kỹ sư thời cổ đại thật sự có tài năng tuyệt vời và nhãn quan đi trước thời đại. Họ đã thiết kế những công trình vĩ đại có độ phức tạp khủng khiếp, không hề thấm nước và hệ thống thủy lợi đa năng mà ngày nay con người chúng ta phải học hỏi.
Tất cả những điều không tưởng này đã thực hiện từ hàng ngàn năm trước, khi mà đối chiếu với ghi chép lịch sử thì xã hội còn chưa được hình thành.
Vậy phải chăng những công trình cổ đại này còn đang lưu giữ "góc khuất" bí ẩn của lịch sử nhân loại?