Tại hội thảo, ĐH Huế, ĐH Thái Nguyên và ĐH Cần Thơ đã trình bày báo cáo tổng kết hoạt động chuyển giao công nghệ và thương mại các sản phẩm khoa học công nghệ.
Các trường đại học trực thuộc Bộ cũng trình bày các tham luận về việc đẩy mạnh phong trào nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ cũng như hoạt động liên kết với địa phương, doanh nghiệp ứng dụng các kết quả nghiên cứu vào thực tiễn sản xuất phục vụ đời sống.
Trong khuôn khổ hội thảo, đã có 3 hợp đồng chuyển giao khoa học công nghệ được ký kết. Hội thảo cũng đã triển lãm 90 sản phẩm khoa học công nghệ ở các lĩnh vực: Khoa học xã hội - nhân văn, Khoa học tự nhiên - kỹ thuật, Du lịch, Nông - Lâm nghiệp, Sinh học - Y học....
Đông đảo các đại biểu, lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế đến tham dự hội thảo |
GS.TSKH Bùi Văn Ga phát biểu: Đảng và nhà nước ta luôn quan tâm đặc biệt đến phát triển đặc biệt đến GD-ĐT và KHCN. Coi giáo dục đào tạo và KHCN luôn là quốc sách hàng đầu, là nền tảng, động lực để thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH- HĐH) đất nước và hội nhập quốc tế.
Đặc biệt Nghị quyết số 20 về phát triển KHCN phục vụ cho sự nghiệp CNH-HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế và Nghị quyết số 29 về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục đào tạo đã nhấn mạnh tầm quan trọng của hoạt động KHCN và chuyển giao KHCN trong các trường ĐH.
Đó là nghiên cứu khoa học là một trong các nhiệm vụ chính của các trường ĐH nhằm phục vụ cho việc nâng cao chất lượng đào tạo, đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng cạnh tranh của đất nước.
Thực hiện chủ trương đó Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách nhằm thúc đẩy phát triển KHCN nói chung và hoạt động chuyển giao công nghệ nói riêng.
Cụ thể Nghị định 99 về đầu tư phát triển tiềm lực và khuyến khích hoạt động KHCN trong các cơ sở giáo dục ĐH đã chỉ rõ khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển KHCN, khuyến khích ứng dụng, chuyển giao kết quả nghiên cứu KHCN của các cơ sở giáo dục ĐH để phát triển và đổi mới công nghệ.
PGS.TS Nguyễn Văn Toàn giới thiệu nhà khoa học các GS, PGS đồng chủ trì hội thảo |
Hằng năm các cơ sở giáo dục ĐH phải dành tối thiểu 5% kinh phí từ nguồn thu hợp pháp để đầu tư phát triển tiềm lực KHCN. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang diễn ra ra nhanh chóng đòi hỏi các trường ĐH phải xác định lại mục tiêu đổi mới chương trình, phương pháp giảng dạy, tăng cường công tác nghiên cứu khoa học để đào tạo những thế hệ những thế hệ sinh sinh viên thích nghi với môi trường công tác đang thay đổi ngày càng sâu sắc.
Nghiên cứu khoa học không những tạo ra những sản phẩm mới phục vụ cho sản xuất và đời sống mà còn góp phần quan trọng vào việc phát huy năng lực tư duy của sinh viên.
Nghị quyết 29 đã chỉ rõ mục tiêu đối với giảng dạy là chuyển từ cung cấp kiến thức là chính sang hướng dẫn, phát huy năng lực và phẩm chất của người học. Giúp cho sinh viên có phương pháp tư duy hiện đại thích nghi với môi trường công tác trong bối cảnh cạnh tranh hội nhập quốc tế.
Để đạt được những mục tiêu đó các trường ĐH phải đặc biệt quan tâm đến hoạt động KHCN. Với nhận thức khoa học công nghệ là nền tảng để phát triển kinh tế xã hội của đất nước, trong nhiều năm qua các cơ sở giáo dục ĐH ở nước ta đã tập trung đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, công nghệ trên tất cả các hướng nghiên cứu như phục vụ xây dựng chính sách, nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ nghiên cứu các lĩnh vực khoa học cơ bản, khoa học tự nhiên, xã hội đến các hoạt động chuyển giao công nghệ.
Tuy nhiên chúng ta cũng nhìn nhận một thực tế rằng trong những năm qua công tác NCKH của các trường ĐH ở nước ta chưa được quan tâm đúng mức, một phần vì cơ sở vật chất phương tiện phục vụ NCKH còn nhiều hạn chế, một phần vì giáo viên còn lo dạy quá nhiều giờ không còn thời gian NCKH, một phần chính sách cơ chế, chính sách chưa có sự ràng buộc giảng viên và các nhà trường phải thực hiện NCKH.
Nhược điểm này cần phải thay đổi. Sự hỗ trợ của các doanh nghiệp cho các nhà trường trong NCKH chưa được thực hiện thường xuyên.
Đây là hội thảo thường niên của Bộ GD-ĐT, là cơ hội để các nhà quản lý, các nhà khoa học hiểu được những vấn đề đặt ra cho KHCN nói chung và chuyển giao công nghệ nói riêng trong các cơ sở giáo dục ĐH trong giai đoạn 2016-2016.
GS.TSKH Bùi Văn Ga đề nghị phần thảo luận của hội thảo cần tập trung vào các vấn đề: Các giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả của NCKH và chuyển giao công nghệ của các trường ĐH;
Tăng cường đầu tư tiềm lực nghiên cứu KHCN cho các cơ sở giáo dục ĐH; Cơ chế đặc biệt để phát triển một số trường ĐH thành trung tâm chuyển giao công nghệ quốc gia;
Các giải pháp khuyến khích giảng viên nhất là các giảng viên trẻ tham gia nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, xây dựng các nhóm giảng dạy nghiên cứu để phát triển các ngành có thế mạnh của từng trường;
Cơ chế chính sách thu hút các chuyên gia giỏi, là người nước ngoài, người Việt Nam ở nước ngoài về nước tham gia NCKH, giảng dạy tại các cơ sở giáo dục ĐH.