Khó khăn thủ tục hộ tịch trẻ sinh từ tinh trùng người cha quá cố

Khó khăn thủ tục hộ tịch trẻ sinh từ tinh trùng người cha quá cố
Qaung cảnh họp báo
Qaung cảnh họp báo

>>>Sinh đôi từ tinh trùng của chồng quá cố


Những ngày gần đây, dự luận đang xôn xao với câu chuyện về cặp song sinh ra đời bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm, lấy tinh trùng từ tử thi người cha mất vì tai nạn giao thông hơn 3 năm trước. Người mẹ sinh ra các cháu bé trong trường hợp này được xác định là người độc thân vì chồng đã mất nhiều năm trước.

Trường hợp này có thể áp dụng theo Nghị định 12 (năm 2003) về sinh con theo phương pháp khoa học. Theo đó, người mẹ có quyền sử dụng tinh trùng lưu trữ để thụ thai, sinh con vì pháp luật chỉ cấm hành vi mang thai hộ, sinh sản vô tính.

Tuy nhiên, quy định này cũng không quy định cụ thể việc sử dụng tinh trùng lưu trữ của chính người chồng đã mất mà chỉ áp dụng đối với các cặp vợ chồng vô sinh, phụ nữ sống độc thân muốn sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, sử dụng nguồn tinh trùng lưu trữ từ ngân hàng tinh trùng (nguyên tắc là không xác định người cho, hiến tinh trùng).
 
Về thủ tục hộ tịch đối với cặp song sinh, ông Nguyễn Văn Toàn cho biết: Đây là việc thực tiễn đi trước khoa học. Ngành tư pháp chưa từng giải quyết một việc tương tự. Khi nào xác định được người cha về mặt pháp lý trong trường hợp này thì mới xác định được thu tục khai sinh cho trẻ.

Cụ thể, trường hợp này người mẹ được coi như sinh con ngoài giá thú, tức người con chỉ được khai sinh với họ mẹ, xác định quốc tịch, dân tộc theo mẹ, không thể hiện mối liên hệ với người cha, không phát sinh quyền lợi nhân thân, tài sản gì với người cha đã mất.

Phó Cục trưởng Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực Nguyễn Văn Toàn cho biết thêm: Tới đây, ngành tư pháp sẽ nghiên cứu để đưa thành quy định pháp luật sao cho có thể điều chỉnh được. Trước mắt, việc khai sinh cho các cháu bé, phần thông tin về người cha vẫn để trống.

Còn sau này khi có quy định bổ sung sẽ thực hiện phần ghi chú bổ sung trong giấy khai sinh của các cháu về phần người cha hoặc thực hiện thủ tục sửa đổi thông tin về hộ tịch. Luật Hộ tịch hiện đang được nghiên cứu, sửa đổi. Hiện các các thủ tục xác định qun hệ huyết thống chỉ có giá trị xác định về nhân chủng học còn cơ sở pháp lý về hộ tịch vẫn chưa có.

“Về mặt huyết thống, nhân văn, mong muốn của gia đình hoàn toàn chính đáng, xã hội cũng ủng hộ nhưng giờ chưa có cơ sở thì cũng không biết thể hiện như thế nào. Chúng tôi sẽ nghiên cứu để đề xuất sửa đổi quy định theo hướng làm sao có thể điều chỉnh trường hợp này, để có thể ghi tên người cha trong khai sinh của các cháu” – Ông Toàn khẳng định.

Và như vậy, dự kiến đặt tên con mang họ Hồ Sỹ của cha của người mẹ cũng như gia đình cặp song sinh là chưa thể thực hiện được vì các cán bộ hộ tịch không có cơ sở để thực hiện yêu cầu khai sinh này với các cháu.

Bảo Minh

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ