Khiên cưỡng khi cho rằng giáo viên sai phạm vì áp lực thành tích!

Khiên cưỡng khi cho rằng giáo viên sai phạm vì áp lực thành tích!

Sự kiện này đã làm dấy lên trong dư luận nhiều ý  kiến, trong đó có luồng quan điểm  chia sẻ với công việc và trách nhiệm của nhà giáo. Rồi đây, việc xử lý kỷ luật người thầy có hành vi thiếu kiềm chế đó sẽ được ngành giáo dục TPHCM xem xét giải quyết. Và tiếng nói của dư luận, như thời gian vừa qua, cũng thêm một góc nhìn để nhà quản lí có quyết định thấu tình, đạt lí hơn.  Tuy nhiên, thật khiên cưỡng khi lí giải nguyên nhân cho những hình phạt bạo lực mà người thầy áp dụng cho học sinh là do áp lực thành tích, do chương trình, do điều kiện dạy học...! Theo luồng quan điểm này, vì nguyên nhân sâu xa về áp lực thành tích mà giáo viên luôn cảm thấy bức bách, nhất là khi học trò không chịu học bài. Trong lúc bức bách, họ quên đi quy chế, quên đi những hình phạt đáng lẽ không được áp dụng với học trò!!!

Chính quyền địa phương cùng đoàn giáo viên trường THCS Sơn Thượng (huyện Sơn Hà, Quảng Ngãi) lên tận rẫy vận động một em học sinh trở lại lớp
Chính quyền địa phương cùng đoàn giáo viên trường THCS Sơn Thượng (huyện Sơn Hà, Quảng Ngãi) lên tận rẫy vận động một em HS trở lại lớp

Nghề dạy học là một nghề đặc thù với mục tiêu trồng người. Vì thế, từ xưa đến nay, đạo đức, nhân cách người thầy đặc biệt được tôn vinh, đề cao. Ngành giáo dục có hơn 1 triệu giáo viên. Và trong số đó, số đông có điều kiện công tác cực kỳ khó khăn. Không chỉ cùng chung một chương trình dạy học, chung mối lo  sao cho học sinh học giỏi hơn, tỷ lệ lên lớp cao hơn, ở các vùng sâu, xa, giáo viên  còn phải lo làm sao cho học sinh đến lớp, yêu lớp. Đã có những thầy cô giáo băng rừng lội suối đến từng bản làng vận động học sinh đi học; Đã có những giáo viên tình nguyện đêm đêm kèm cặp miễn phí cho học trò; lại có giáo viên chắt chiu đồng lương eo hẹp, góp thêm cho bữa ăn trưa của học sinh… Nhà giáo Việt Nam, hầu hết đều vượt lên chính mình, vượt lên hoàn cảnh để hoàn thành sứ mệnh trồng người. Những vụ giáo viên vi phạm là cá biệt. Cần khẳng định rằng: Nguyên nhân chính ở các vụ sai phạm, bắt đầu từ  vấn đề bất ổn ở chính cá nhân, và cũng có thể có phần trách nhiệm của người đứng đầu cơ sở giáo dục  nơi đó.

Mục tiêu của giáo dục là sự tiến bộ. Làm giáo dục không thể không đặt ra yêu cầu học sinh phải tiến bộ. Riêng về mặt học tập, không thể không mong muốn, phấn đấu để có học sinh giỏi hơn, tỷ lệ lên lớp tốt hơn. Đó là yêu cầu tự thân của mỗi cơ sở giáo dục và mỗi nhà giáo. Tuy nhiên, việc chạy theo thành tích, giẫm đạp để có thành tích bằng mọi giá, đó là một thứ bệnh mà ngành GD&ĐT đã nhìn nhận và quyết liệt phòng, chống. Cuộc vận động Hai không của ngành giáo dục triển khai sâu rộng và hiệu quả những năm qua đã khẳng định quan điểm và mục tiêu của ngành: Dạy và học thực chất, hướng tới môi trường học tập thân thiện, học sinh tích cực. Để đảm bảo mục tiêu này, ngành GD&ĐT cũng tiến hành song song việc đổi mới phương pháp, trao rộng hơn quyền chủ động cho giáo viên trong dạy học; thay đổi trong kiểm tra đánh giá. Đặc biệt,  Bộ GD-ĐT đã xây dựng chuẩn tối thiểu, yêu cầu giáo viên dạy học bám sát chuẩn tối thiểu chứ không lệ thuộc vào chương trình sách giáo khoa một cách máy móc; ban hành chuẩn nghề nghiệp của giáo viên từ mầm non đến phổ thông, trong đó có quy định rất rõ các chuẩn về trình độ, năng lực chuyên môn, chuẩn về đạo đức nhà giáo, kể cả những ứng xử cụ thể của giáo viên… Những việc làm này của ngành đều mong muốn tạo nhiều điều kiện hơn cho người thầy  thực hiện tốt nhiệm vụ của mình.

Hội thi Nghiệp vụ Sư phạm - Văn hóa - Thể thao các trường sư phạm toàn quốc
Hội thi Nghiệp vụ Sư phạm - Văn hóa - Thể thao các trường sư phạm toàn quốc

Thật sự đau lòng mỗi khi nghe, đọc thấy những vụ việc vi phạm của nhà giáo. Không thể chủ quan cho rằng trong toàn ngành, bệnh thành tích đã được quét sạch 100%. Chủ trương của Bộ đúng, kịp thời, nhưng ở đâu đó một số địa phương,  cơ sở GD-ĐT giáo viên đã không thực hiện đúng. Điều đó tạo nên áp lực cho người thầy mà nhiều người cho rằng do chương trình nặng, do đặt ra yêu cầu quá cao với những đối tượng học sinh có năng lực không tương ứng, do mục tiêu thi cử... Tuy nhiên, con số những cơ sở giáo dục làm chưa tốt, không phải là số đông. Trước vi phạm của nhà giáo, cần nhận thức rằng, hơn ai hết, khi lựa chọn sự nghiệp trồng người, bản thân người thầy phải nỗ lực, vượt lên hoàn cảnh rất nhiều để hoàn thành nhiệm vụ. Và, hơn cả trăn trở của dư luận, trước mỗi vi phạm của giáo viên do mình quản lí, người quản lí  buộc phải nhìn lại mình. Nếu các nhà quản lý giáo dục tại các cơ sở sát sao, phổ biến kỹ các quy định đến từng giáo viên, bám sát chuẩn nghề nghiệp, chứ không chỉ căn cứ vào kết quả học tập của học sinh để đánh giá giáo viên thì sẽ hạn chế bớt những vi phạm không đáng có trong đội ngũ.

Gia Khánh

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ