Khi những bà xơ cưới nhau

Cô dâu năm nay 44 tuổi, có bằng tốt nghiệp đại học về triết học và trong suốt phần đời trước kia của mình, đã đi khắp nơi trên thế giới trong các sứ mệnh nhân đạo. 

Khi những bà xơ cưới nhau

Một cô dâu khác cũng dành hầu như toàn bộ phần đời đã sống của mình cho người nghèo, trong các trung tâm cứu trợ xã hội ở Rome và đã thực hiện nhiều chuyến đi đến châu Phi.

Họ cùng là những bà xơ của dòng Francisco và họ quen nhau trong một chuyến đi vì mục đích nhân đạo. Và rồi, họ làm một lễ thành hôn giản dị với nhau vào một ngày cuối tháng 9 ở Pinerolo, xứ Piemonte, miền Bắc Italy.

Đơn giản là họ, Isabel và Francesca, yêu nhau, và do đó trở thành cuộc hôn nhân đồng giới đầu tiên trong lịch sử trong tầng lớp tăng lữ ở Italy.

"Chúa muốn thấy con người hạnh phúc và tình yêu tỏa sáng dưới ánh mặt trời" - Isabel, giờ không còn là một bà xơ nữa, nói trên một nhật báo Italy.

"Tôi mong rằng, nhà thờ của chúng ta sẽ là nơi tiếp nhận những người yêu nhau" - Francesca, cũng không còn là người tu hành nữa.

Báo chí địa phương viết rằng, họ rất dè dặt trước báo chí và dư luận, nhưng là những người phụ nữ mạnh mẽ, và tình yêu đồng tính của họ thậm chí mạnh mẽ hơn tình yêu với Chúa, đưa họ lại gần với nhau.

Khi nhung ba xo cuoi nhau - Anh 1

Ảnh minh họa

Họ chỉ là một trong số khá nhiều những người đã vì tình yêu mà cởi bỏ tấm áo chùng của linh mục hoặc áo vải của các bà xơ để đến với đời.

Trước kia, nước Ý và giới nhà thờ đã từng xôn xao vì những linh mục tuyên bố công khai rời bỏ giáo xứ vì tình yêu với một cô gái nào đó. Năm ngoái, dư luận đã từng bị sốc khi một linh mục họp báo ở Rome để công khai mối tình đồng tính của mình với một người đàn ông.

Một lễ cưới dân sự và sau đó, một lễ thành hôn khác ở nhà thờ, đã diễn ra, với những khách mời ít ỏi, là những người biết rất rõ câu chuyện của Isabel và Francesca.

Cha Barbero, người chủ trì lễ thành hôn cho họ, bảo rằng, câu chuyện tình yêu của họ cũng giống như bất cứ câu chuyện tình nào khác trên thế giới.

"Họ quen nhau, thế rồi dần dần họ thấu hiểu nhau. - Cha nói - Và cuối cùng, họ yêu nhau. Thật tuyệt vời khi có họ trong cộng đồng này, để cùng lắng nghe và cầu nguyện".

Trên thực tế, bây giờ, không thể gọi Barbero là linh mục nữa. Từ nhiều năm nay, ngài đã bị đuổi khỏi nhà thờ vì những quan điểm rất thoáng và cởi mở của mình về hôn nhân đồng giới.

"Nhưng tôi vẫn coi mình là một linh mục. Tôi vẫn yêu nhà thờ của tôi, vẫn hoạt động hàng ngày như một linh mục. Tôi viết sách, làm blog và giữ liên lạc với rất nhiều giáo sĩ có cùng quan điểm với tôi. Chính qua Internet mà tôi biết đến chuyện tình của Isabel và Francesca".

Họ cùng bằng tuổi, một người mang quốc tịch Ý, người kia Nam Mỹ. "Họ là những người xinh đẹp, có bằng cử nhân. Mối quan hệ của họ đã kéo dài suốt 3 năm, với rất nhiều trăn trở. Họ đã rất dũng cảm khi quyết định từ bỏ tấm áo tu hành và đến với nhau. Họ biết rằng, có nhiều người không thích điều này" - Cha Barbero nói.

"Khá nhiều người chỉ trích họ, nhưng trong giới nữ tu, khá nhiều người ngầm ủng hộ họ. Rất nhiều linh mục khác cũng không phản đối cuộc hôn nhân này. Nhưng tôi cũng khẳng định rằng, đây không phải là lần đầu tiên tôi chủ trì hôn lễ cho hai bà xơ".

Những cuộc hôn nhân khác chúng ta không biết, vì không được công khai trên báo chí, nhưng cuộc của Isabel và Francesca thì có. Và nó được coi như là một xu hướng đang trở nên phổ biến ở Italy, trong hoàn cảnh Giáo hội Công giáo vẫn đóng cửa với hôn nhân và tình dục đồng giới và dè dặt trước một thế giới đã biến đổi từng ngày ở thế kỉ 21.

Tại Ý, đạo luật về công nhận quyền của người đồng giới đã được thông qua vào năm ngoái, dù là chậm nhất ở Châu Âu, nhưng vẫn được coi là tiến bộ ở một quốc gia mà đời sống tinh thần bị chi phối rất nhiều bởi nhà thờ. Rất nhiều cuộc hôn nhân đồng tính đã diễn ra từ đó đến nay.

Italy: Khi cha xứ bỏ nhà thờ đi theo tình yêu

Khi nhung ba xo cuoi nhau - Anh 2

"Hỡi các con, ta rời bỏ các con để trở thành một người cha. Ta phải rời bỏ đời tu hành với một chút tiếc nuối, bởi thật tiếc, việc vừa là linh mục vừa là một người cha vẫn còn là một điều cấm kị trong nhà thờ".

Năm nay, cha Barbaro đã làm lễ thành hôn cho 19 cặp đồng tính. Cuộc của cặp Isabel-Francesca là 20. Trừ Isabel và Francesca, những cặp "vợ chồng" cùng giới khác đề nghị giấu tên.

Họ không muốn cuộc sống của họ bị đảo lộn bởi một không khí chống đồng giới vẫn tồn tại trong lòng xã hội Ý. Nhưng Isabel-Francesca thì không, mặc dù như Francesca nói, họ vẫn ngại phải đối mặt với định kiến, muốn sống thanh thản bên nhau mà không bị làm phiền. "Chúng tôi đã bước chân ra khỏi nhà tu kín. - Cô nói - Nhưng chúng tôi vẫn không rời nhà thờ và không quên đức tin".

Họ không được tham gia các hoạt động nhân đạo của dòng tu như trước. Dòng tu không chấp nhận họ nữa. Cũng mất khá nhiều thời gian để nhà thờ trả lại cho họ cuộc sống đời thường như bao người khác. Và giờ, họ tìm kiếm việc làm ngoài xã hội, để sống một cuộc sống mới, khác hoàn toàn với cuộc sống trong nhà tu.

Nhưng Francesca vẫn còn một điều rất khó khăn phải thực hiện. Cô nói: "Tôi còn chưa nói với cha tôi, rằng tôi không còn là một bà xơ. Nhưng tôi hạnh phúc khi được cưới Isabel".

Theo TT&VH

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa ITN.

Café chủ nhật: Cõi nhớ

GD&TĐ - Nắng đầu Đông yếu ớt hai ngày qua đã phải nhường chỗ cho đợt gió mùa tràn về.

Văn khấn rằm tháng 11 âm lịch năm 2024

Văn khấn rằm tháng 11 âm lịch năm 2024

GD&TĐ - Theo truyền thống, vào ngày 15/11 âm lịch, các gia đình thường chuẩn bị lễ cúng gia tiên cùng bài văn khấn để nguyện cầu sức khỏe, bình an.