Khi nào thì được giám định lại tỷ lệ thương tật?

Khi nào thì được giám định lại tỷ lệ thương tật?

(GD&TĐ) - Hỏi: Bạn Hà Văn Phương ở Hà Trung, Thanh Hóa viết thư hỏi chuyên mục Hộp thư bạn đọc: Bố tôi là giáo viên đã nghỉ hưu. Trước đây bố tôi đã tham gia chiến đấu trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước và bị thương với tỷ lệ thương tật dưới 21%.  Hiện nay ông liên tục kêu đau và phải nhập viện nhiều lần. Kết luận của bệnh viện là vết thương của ông tái phát. Vậy xin được hỏi chuyên mục: Trường hợp của bố tôi có được giám định lại tỷ lệ thương tật hay không? Với những trường hợp nào thì được hưởng trợ cấp thương tật.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

* Trả lời:

Ngày 26/5/2006, Chính phủ ban hành Nghị định số: 54/2006/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số điều của pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng.

Theo Điều 12, Nghị định này quy định: Thương binh được kết luận thương tật tạm thời từ 21% trở lên, sau 3 năm được giám định lại để xác định tỷ lệ thương tật vĩnh viễn.

Thương binh sau khi đã được giám định thương tật mà bị thương tiếp do một trong các trường hợp quy định tại Điều 11 Nghị định này thì được giám định bổ sung.

Như vậy, trường hợp bố của bạn đã được giám định sức khỏe với tỷ lệ thương tật dưới 21%, do đó bố của bạn không thuộc đối tượng được giám định lại thương tật.

Trường hợp được hưởng trợ cấp thương tật hàng tháng được quy định tại Điều 13 Nghị định này như sau:

1. Thương binh được hưởng trợ cấp thương tật hàng tháng từ ngày Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Giao thông vận tải (gọi chung là Hội đồng Giám định y khoa) kết luận suy giảm khả năng lao động do thương tật từ 21% trở lên.

2. Người bị thương được Hội đồng Giám định y khoa kết luận suy giảm khả năng lao động do thương tật từ 05% đến 20% được hưởng trợ cấp một lần.

GD&TĐ Online

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.