Khi nào nên dạy con về sex?

Tình dục cũng là một mặt của cuộc sống, tuy nhiên vẫn nhiều bậc cha mẹ coi đây là góc khuất nên không dám dạy con vì sợ "Vẽ đường cho hươu chạy".

Khi nào nên dạy con về sex?

Giáo dục giới tính cho trẻ ngày nay là việc nên làm

Nhiều cha mẹ hay lầm tưởng giáo dục giới tính tức là dạy con về "chuyện ấy" nên thường né tránh và không coi trọng. Thực tế, ngày nay khi xã hội phát triển, cuộc sống có nhiều cám dỗ, có nhiều hiểm nguy rình rập thì việc dạy con hiểu về cơ thể mình một cách khoa học và có giáo dục nhất là điều nên làm.

Con người là động vật cấp cao nhưng có đầy đủ phần "con" và phần "người" nên định hướng cho trẻ ngay từ khi chúng bắt đầu biết nhận thức sẽ giúp chúng có hiểu biết sớm về tình dục một cách toàn diện và đúng đắn. 

Khi biết và hiểu sớm chúng sẽ định hướng được cuộc sống của mình và tin chắc sẽ không phạm phải những sai lầm đáng tiếc ở tuổi mới lớn.

Tình dục cũng là một mặt của cuộc sống, tuy nhiên vẫn nhiều bậc cha mẹ coi đây là góc khuất nên không dám dạy con vì sợ "Vẽ đường cho hươu chạy". 

Đây là một điều hết sức sai lầm bởi dạy còn về sức khoẻ tình dục là điều rất quan trọng, vẽ đường cho các con "chạy" đúng. Hơn là để các con tự tìm hiểu, và nhiều gia đình đang trong tình trạng rối bời vì hậu quả con chạy sai đường!

Khi nào nên nói về vấn đề này với con?

Hãy bắt đầu khi trẻ còn nhỏ và nói về sự thay đổi cơ thể của trẻ khi có cơ hội thuận tiện. Luôn nhớ giữ cho các cuộc trò chuyện hợp với lứa tuổi của trẻ.

Khi trẻ được khoảng 3 - 4 tuổi chúng bắt đầu đặt dấu hỏi về các bộ phận trên cơ thể mình, tại sao lại ở vị trí này, tại sao con lại có mà bạn khác lại không có?

Lúc này cha mẹ nên kiên nhẫn giải thích cho bé hiểu sự khác biệt giữa con trai và con gái.

Khi trẻ bước vào tuổi dậy thì thì là lúc cha mẹ nên thường xuyên trò chuyện với con về chuyện này như: sự phát triển của cơ thể như thế nào? 

Những khả năng kỳ diệu của con người khi làm "bố" làm "mẹ", những vấn đề có thể nảy sinh nếu không được bảo vệ bằng các dụng cụ chuyên dụng như: bao cao su, thuốc tránh thai…

Nói với con về giới tính như thế nào cho đủ?

Hãy thường xuyên nói chuyện với trẻ để trẻ hiểu được ý nghĩa của bản thân mình để trẻ không có gì phải mặc cảm mà luôn thấy hài lòng và tự hào về cơ thể của mình.

Dạy trẻ phải quý trọng và chăm sóc cơ thể của trẻ, chỉ cho trẻ cách giữ gìn vệ sinh cá nhân sao cho gọn gàng và sạch sẽ để luôn được mọi người yêu quý.

Cha mẹ hãy đảm bảo rằng bạn đã có hàng loạt các cuộc trao đổi với con. Ban đầu có thể trẻ sẽ thấy khó xử, không thoải mái với các câu hỏi của bạn, vì thế hãy chắc chắn rằng bạn đã trở đi trở lại chủ đề này và luôn mở rộng lòng với trẻ.

Tò mò vốn dĩ là thói xấu của con người, trẻ con lại càng tò mò hơn; nếu bạn giấu con hoặc lảng tránh không chia sẻ cùng con sẽ càng khiến chúng tò mò hơn thậm chí sẽ rơi vào tâm trạng hoang mang: tại sao bố mẹ lại không nói với mình? 

Từ đó sẽ có những hành vi không tốt như: xem những trang không lành mạnh trên internet, đọc truyện hoặc xem phim có nội dung "xấu",…

Nói chuyện với trẻ về giới tính và tình dục ngay từ khi trẻ ý thức được "vấn đề". Nhưng đừng lo nếu bạn bắt đầu muộn hơn. Không bao giờ là quá muộn cả! Chỉ có điều đừng cố nhồi nhét mọi thứ cùng lúc. Điều quan trọng là bạn cởi mở với trẻ và luôn sẵn sàng mỗi khi trẻ muốn nói.

Đừng ngăn cấm - hãy giúp chúng cách tự bảo vệ mình

Dạy trẻ ý thức về giới tính không phải là công việc một sớm một chiều mà phải là một quá trình thống nhất biện chứng giữa các lực lượng giáo dục trong đó giáo dục gia đình đặc biệt là những người mẹ đóng vai trò rất quan trọng.

Cho nên để nói ngăn cấm "chuyện ấy" của các con như thế nào là hoang tưởng. Nhưng con người càng tiến hóa thì càng lấy của mình để hạn chế bớt những hành động bản năng. 

Thay vì ngăn cấm, nên cung cấp kiến thức cho các con hiểu để các con tự lựa chọn. Nếu các con có đủ kiến thức thì sẽ không xảy ra những chuyện ngớ ngẩn, cười ra nước mắt nữa.

BS Lê Thị Kim Dung (Phòng khám sản phụ khoa ở Thái Hà, Hà Nội) chia sẻ: Càng ngăn cấm thì chúng càng tò mò. Tất cả mọi chuyện phải có một sự giáo dục đầy đủ, làm sao để tránh cho con quan hệ tình dục sớm là điều cần thiết. 

Nhưng để tránh được thì phải làm cho cháu hiểu là xúc cảm ấy nó là cái gì và có đáng được tò mò hay không. Khi con hiểu rồi mà vẫn tò mò, không thể nào kìm hãm được thì nó có các biện pháp để phòng ngừa. Chứ không phải là đi ở trong rừng rậm mà không có vũ khí.

Chúng ta không thể né tránh, mà phải nhìn thẳng vào vấn đề và chiến đấu với nó một cách dũng cảm thì mới mong có kết quả tốt đẹp. 

Chúng ta không khuyến khích, mà cũng không ngăn cấm các con làm "chuyện ấy" mà chỉ cung cấp kiến thức đầy đủ cho các con hiểu, để các con tự lựa chọn.

Cha mẹ nên để các con hiểu rằng: khi mà con quan hệ tình dục thì con được cái gì, quan hệ tình dục đem lại cho con cảm giác gì và anh phải đánh đổi bằng cái gì. 

Nếu như không nhịn được thì cái gì sẽ làm cho con nguy hiểm. Vì thế, cha mẹ cần trao đổi cởi mở với con để tránh chúng "đi quàng vào bụi rậm".

Nói thế nào với con trai hoặc con gái về "chuyện ấy"?

Với con gái: Mẹ nên là bạn của con gái khi đề cập đến vấn đề giới tính và dùng những ngôn ngữ thích hợp với độ tuổi của con gái bạn. Khi con đến tuổi dậy thì mẹ nên mua các loại sách kiến thức về giới tính cho con đọc.

Mẹ hãy giữ thái độ trung thực, thẳng thắn và không nói dối khi trò chuyện với con. Lắng nghe và luôn tìm cơ hội cung cấp kiến thức cho con cũng là cách để hai mẹ con gắn bó với nhau hơn.

Với con trai: Trong những năm đầu, khi bé còn nhỏ mẹ cũng có thể đảm đương việc giáo dục cho con. Tuy nhiên, khi con trai đến độ tuổi dậy thì thì việc nói chuyện về giới tính sẽ do bố đảm nhận sẽ tốt hơn.

Nên lựa chọn sách cho con đọc và giải thích những chỗ nào mà con chưa hiểu và dành một khoảng thời gian nhất định trong ngày để thảo luận với con về cuốn sách đang đọc.

Bố cần cảnh báo với con trai về những nguy hiểm có thể gặp phải như các bệnh xã hội, lây nhiễm HIV…đặc biệt bố cần giải thích những sự cố có thể xảy ra trong quan hệ giới tính…

Theo Phụ nữ

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.