Khi hầu hạ phi tần vào đêm khuya, vì sao thái giám thường đặt thứ đầy gai vào giày khiến bản thân đau đớn?

Khi hầu hạ phi tần vào đêm khuya, vì sao thái giám thường đặt thứ đầy gai vào giày khiến bản thân đau đớn?

Trong thời đại phong kiến Trung Quốc, những người đau đớn thống khổ nhất tại hoàng cung chính là các thái giám. Từ khi họ quyết định vào cung là đẩy bản thân vào bể khổ, trở thành một trong những nạn nhân của chế độ phong kiến.

Nhiệm vụ duy nhất trong đời họ chính là hầu hạ Hoàng đế và các vị chủ tử trong hậu cung. Tuy nhiên, bởi vì địa vị thấp bé nên chỉ cần phạm một lỗi nhỏ, các thái giám ngay lập tức sẽ bị đánh, bị đạp.

Do đó, khi các thái giám đảm nhận nhiệm vụ hầu hạ các phi tần vào đêm khuya, họ bắt buộc phải giữ được tinh thần tỉnh táo, không được ngủ gật. 

Để có thể tỉnh táo, thái giám sẽ phải tìm mọi cách để kiểm soát bản thân mình, trong đó cách thức đặt một vài quả ké đầu ngựa vào trong giày.

Quả ké đầu ngựa (tên Hán Việt là Thương Nhĩ Tử) là một loại dược liệu phổ biến trong dân gian, có tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm, chống dị ứng, hạ sốt, lợi tiểu, an thần. 

Thân quả bao bọc bởi một lớp gai, nếu dính vào quần áo sẽ rất khó để gỡ sạch.

Đối với các thái giám, đây là một phương pháp hữu hiệu nhất và đơn giản nhất. Khi chủ tử sai bảo, các thái giám phải đứng lên ngay lập tức, quả ké đầu ngựa trong giày sẽ khiến họ đau đớn đến mức tỉnh ngủ.

Ngoài ra, việc đặt quả ké đầu ngựa vào giày cũng khiến các thái giám bước đi nhẹ nhàng hơn để tránh dẫm mạnh lên chúng. Kết quả là sẽ giảm âm thanh khi di chuyển.

Và cứ thế, một truyền mười, mười truyền một trăm, phương pháp này trở nên phổ biến hơn với các thái giam trong hậu cung.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Tuy nhiên, những quả ké đầu ngựa ghim vào lòng bàn chân có thể khiến các thái giám bị thương. 

Trong quá trình làm việc ban ngày, họ phải di chuyển nhiều, phải chạy việc vặt sẽ khiến vết thương ở chân nặng hơn. 

Đến đêm khuya, họ tiếp tục đặt quả ké đầu vào trong giày để giữ tỉnh táo và chân họ sẽ tiếp tục rơi vào tình trạng nặng hơn. Nhưng họ buộc phải cắn răng chịu đựng, không thể than thở công khai.

TheoNhịp Sống Việt

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ