Khi động vật trở thành nhân viên an ninh sân bay

GD&TĐ - Sử dụng động vật để bảo vệ an toàn cho các chuyến bay, làm nhiệm vụ phát hiện chất cấm là biện pháp mà nhiều sân bay quốc tế trên khắp thế giới áp dụng.

Khi động vật trở thành nhân viên an ninh sân bay

Chó

Trong suốt 2 năm qua, sân bay Los Angeles, Mỹ cung cấp dịch vụ dùng chó làm liệu pháp tâm lý cho khách hàng miễn phí. Những chú chó đi lại dọc khu vực an ninh sân bay để trấn an hành khách lo lắng. Tháng trước những chú chó này được chính quyền thành phố Los Angeles tuyên dương.

Mèo

Mèo Olly đã nhiều năm nay trở thành linh vật ở sân bay Manchester, Anh. Cũng từng ấy năm, Olly sống giữa sảnh 1 và sảnh 3 của sân bay và được các nhân viên ở sân bay chăm sóc.

Cô mèo này còn có riêng một trang Facebook với 2.500 người bạn và có cả một máy bay mang tên Olly. Đáng buồn là mèo Olly đã qua đời hồi đầu năm nay vì bệnh viêm phổi. Người ta dựng cho Olly một tấm bia kỷ niệm ngay tại sân bay.

Chim ưng

Một trong những mối đe dọa đáng sợ nhất với các máy bay là lũ chim. Ở Mỹ, có khoảng 14.000 cuộc tấn công do chim mỗi năm.

Nếu sử dụng chim ưng ở sân bay, chúng làm nhiệm vụ hướng lũ chim lạ khỏi tầm cản trở những chuyến bay trong lúc cất và hạ cánh. Ưu điểm vượt trội của chim ưng là chúng có thể bao quát được trong không gian rộng.

  

Trong chương trình thử nghiệm tại sân bay quốc tế O’Hare, thành phố Chicago, Mỹ chính quyền đã bắt đầu sử dụng đàn gia súc chăn thả tại sân bay để bảo trì thảm thực vật.

Đàn gia súc bao gồm 40 con dê, cừu, lạc đà không bướu từ Settlers Pond, trung tâm cứu hộ động vật ở Beecher, bang Illinois.

Karen Pride, giám đốc truyền thông của hãng cho biết việc sử dụng đàn gia súc nhằm thay thế cho việc phun thuốc diệt cỏ độc hại.

Lạc đà không bướu

Sân bay quốc tế Portland, Oregon, Mỹ cũng sử dụng dê để duy trì thảm thực vật, đồng thời nuôi cả lạc đà không bướu để bảo vệ đàn dê khỏi lũ sói tấn công.

Chuột

An ninh Tamar của Israel đang phát triển một hệ thống phát hiện chất nổ nhờ vào chuột. Ông Yuval Amsterdam, phó giám đốc hãng an ninh cho biết lợi ích của việc sử dụng chuột vì chúng có khứu giác rất nhạy, nhỏ nên dễ vận chuyển và huấn luyện dễ dàng.

Khi được sử dụng ở sân bay, chuột sẽ làm nhiệm vụ đánh hơi hành khách và hành lý để tìm ra thuốc nổ và các chất cấm khác.

Ong

Các nhà nghiên cứu ở Đại học Giessen (Đức) phát hiện ra rằng ong mật có khả năng phát hiện ra chất ma túy nếu được đào tạo huấn luyện. Kết quả đăng trên tạp chí khoa học Plos One cho thấy nếu đánh hơi thấy các chất ma túy, ong sẽ bay đi ngay lập tức. Ngoài ra, so với chó nghiệp vụ, huấn luyện ong dễ dàng hơn và ít tốn kém hơn.

Theo Infonet

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhu cầu tuyển dụng lao động vào dịp cuối năm luôn “nóng” tại các doanh nghiệp. Ảnh minh họa: INT

Doanh nghiệp 'khát' lao động

GD&TĐ - Những tháng cuối năm luôn là thời điểm sôi động nhất của thị trường lao động, bởi hầu hết các doanh nghiệp phải chạy đua với thời gian

Minh họa/INT

Thưởng Tết - động lực để cống hiến

GD&TĐ - Ý nghĩa của thưởng Tết dù ít hay nhiều nhằm ghi nhận công lao, đóng góp của người lao động, đồng thời chính là thành quả mà người lao động tạo ra...