Khi cho con đi dã ngoại

GD&TĐ - Trong những năm trở lại đây, hình thức tham quan, dã ngoại là hoạt động rất bổ ích nằm trong chương trình giáo dục của các trường học từ mầm non cho tới trung học. 

Khi cho con đi dã ngoại

Đây là hoạt động tập thể giúp trẻ học được rất nhiều điều từ tự nhiên cũng như có những trải nghiệm thực tế cuộc sống bên ngoài sách vở, giúp trẻ hòa nhập vào những hoạt động tập thể. Tuy nhiên, để trẻ thuần thục các kỹ năng nhất là phòng tránh những khu vực nguy hiểm, biết cách xử lý khi gặp nạn là điều phụ huynh luôn lo lắng.

Nỗi lo của phụ huynh

Với các bậc phụ huynh, mỗi lần nhà trường tổ chức cho con đi tham quan, dã ngoại, nếu con trẻ háo hức bao nhiêu thì phụ huynh lo lắng bấy nhiêu.

Chị Thu Minh (Thanh Trì, Hà Nội) có con học tại Trường THCS Hoàng Liệt chia sẻ: “Hôm rồi, tôi đã đăng ký cho con đi tham quan cùng trường ở Ao Vua, Ba Vì. Đóng tiền đăng ký cho con nhưng tôi không xin nghỉ được đành gọi điện cho cô giáo chủ nhiệm xin cho cháu hủy chuyến đi vì cảm thấy con đi dã ngoại cùng trường mà tôi không đi được tôi thấy bất an. Cứ mỗi lần con đi dã ngoại, chỉ khi nào cô giáo nhắn tin tất cả trở về trường an toàn, tôi mới hết lo lắng”.

Chị Nguyễn Thị Phương (Hai Bà Trưng, Hà Nội) có con đang học lớp 6 Trường THCS Trần Nhật Duật tâm sự: “Tôi hoàn toàn ủng hộ việc nhà trường tổ chức cho học sinh đi tham quan, đây là hoạt động bổ ích đối với con trẻ sau những ngày học tập vất vả. Tuy nhiên, thời gian qua có rất nhiều sự việc đau lòng xảy ra từ hoạt động dã ngoại mà thầy cô, nhà trường không lường trước được. Tôi thực sự không yên tâm khi cho con đi tham quan dã ngoại cùng các bạn. Không cho con đi sợ con buồn, có khi còn đòi bố mẹ để đi bằng được, nhưng để con đi tôi lại thấy vô cùng lo lắng. Con tôi hiếu động, lại hiếu kỳ, tò mò và thích thể hiện nên dễ bị lạc, tai nạn”.

Cần sự phối hợp chặt chẽ

Chia sẻ về vấn đề này, ThS tâm lý Bùi Mạc Dương, Viện Nghiên cứu Giáo dục Trẻ thông minh sớm VSK cho rằng, cha mẹ nên cho trẻ đi dã ngoại, bởi đi dã ngoại giúp trẻ học được rất nhiều điều từ tự nhiên cũng như có những trải nghiệm thực tế cuộc sống bên ngoài sách vở, giúp trẻ hòa nhập vào những hoạt động tập thể. Ở các nước tiên tiến, dạy học bằng phương pháp thực tế được áp dụng phổ biến trong các trường học.

Những buổi học dã ngoại giúp cho học sinh rèn luyện ý thức kiểm soát bản thân, tinh thần đồng đội cũng như tác phong kỉ luật khi đi lại, giúp các con phấn khởi, tự tin vào bản thân, giúp cho việc học tập được tốt hơn.

“Tuy nhiên, phụ huynh và nhà trường cần phải phối hợp chặt chẽ với nhau, bàn bạc thật kỹ để đưa ra các biện pháp cụ thể, an toàn trong suốt chuyến đi. Nhà trường cần ban hành, phổ biến thật kỹ những nội quy để học sinh và cả giáo viên cùng thực hiện, nhất là trong việc lựa chọn điểm đến phù hợp. Tăng cường thêm người phụ trách nếu thấy cần thiết, phối hợp với đơn vị tổ chức du lịch liên hệ thật kỹ tới địa điểm du lịch để có biển cảnh cáo, người chỉ dẫn tránh khu vực nguy hiểm. Các trường nên lựa chọn những công ty lữ hành uy tín, có đầy đủ trang thiết bị phục vụ công tác cứu hộ, có hướng dẫn viên giàu kinh nghiệm trong việc tổ chức các hoạt động tập thể và có kỹ năng cứu hộ, quản lý học sinh” – ThS Bùi Mạc Dương nêu rõ.

Theo ThS Bùi Mạc Dương, để tránh rơi vào tình trạng quá lo lắng, sốt ruột, cha mẹ nên giữ liên lạc thông suốt với giáo viên chủ nhiệm, hoặc người phụ trách các bé để biết được tình trạng của con mình. Đặc biệt, cha mẹ phải trang bị thật kỹ những kỹ năng sống cho con em mình trước mỗi chuyến đi, như nếu bị lạc thì biết cách nhờ gọi điện cho bố mẹ hay gọi cho thầy cô, nếu bị bắt cóc xâm hại thì phải tìm cách trốn thoát như thế nào, đi sang đường phải ra làm sao...

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

'Nỗi ám ảnh' của ông Trump

GD&TĐ - Một trong những quốc gia được nhắc nhiều và chịu ảnh hưởng ngay trong ngày nhậm chức của Tổng thống Mỹ Donald Trump là Mexico.