Khi bị gây khó dễ: Hãy lên tiếng

GD&TĐ - Thời gian gần đây, liên tục những vụ việc người dân bị cán bộ gây khó dễ, lạm quyền, tùy tiện khi đến cơ quan công quyền làm thủ tục hành chính như vụ việc đi làm khai tử, chứng thực ở Hà Nội, phê lý lịch ở Hải Dương, Hà Nội hoặc bị xâm phạm quyền lợi khi phải trả phí BOT bất hợp lý ở Tiền Giang, Quảng Bình, Hà Tĩnh... Điều đáng nói là trong các vụ việc này khi người dân lên tiếng, phản đối quyết liệt thì cơ quan chức năng mới tích cực vào cuộc, xử lý rốt ráo.

Trạm thu phí của dự án Tuyến tránh Cai Lậy, nhưng lại đặt tại Quốc lộ 1 thuộc xã Bình Phú, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang khiến nhiều lái xe phản đối gay gắt suốt thời gian qua
Trạm thu phí của dự án Tuyến tránh Cai Lậy, nhưng lại đặt tại Quốc lộ 1 thuộc xã Bình Phú, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang khiến nhiều lái xe phản đối gay gắt suốt thời gian qua

Từ trước đến nay người dân đã quá quen với cảnh bị các cán bộ cơ quan nhà nước, công chức thoái hóa biến chất… hành. Thậm chí, nếu không được “bôi trơn”, lót tay thì dù thủ tục đơn giản, nhỏ nhất cũng không xong!

Dân gian có câu “con giun xéo mãi cũng quằn” và cuối cùng thì “điều gì đến cũng phải đến”. Người dân khi không chịu đựng được nữa đã lên tiếng phản ứng khá gay gắt với hành vi vi phạm pháp luật, hành dân, bất hợp lý của cán bộ, công chức và các nhóm lợi ích, sân sau.

Có thể nói, với nhận thức, trình độ dân trí ngày càng cao và sự phát triển, tiến bộ của khoa học kỹ thuật hiện nay thì việc phản ánh hoặc tố cáo những hành vi của những người có hành động hành dân, vi phạm pháp luật được dễ dàng, thuận lợi hơn nhiều so với trước đây.

Bên cạnh đó, với việc các thủ tục hành chính được công bố, niêm yết công khai thì người dân càng dễ dàng hơn trong việc biết mình phải làm những giấy tờ, hồ sơ gì, lệ phí, thời hạn giải quyết... Vì vậy, cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức không thể dễ dàng gây khó dễ như trước đây được nữa!

Do đó, khi bị gây khó dễ, bị vòi vĩnh hoặc bị... hành, người dân hãy lên tiếng phản ánh. Điều này không chỉ giúp cơ quan có thẩm quyền chấn chỉnh, xử lý kịp thời các hành vi lạm quyền, nhũng nhiễu, vòi vĩnh của những cán bộ, công chức thoái hóa biến chất. Mà đây chính là việc đồng thời góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước, chống lại sự chi phối, trục lợi của các nhóm lợi ích đục khoét mồ hôi, công sức cũng như tiền của của người dân.                        

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Đều đặn hàng ngày từ 19h30 đến 22h30 các học viên gác lại công việc để đến lớp học.

Gieo hy vọng giữa núi rừng Bản Ca

GD&TĐ - Giữa núi rừng thôn Bản Ca, xã Nghĩa Tá (Thái Nguyên), tiếng đánh vần, đọc chữ của các học viên vang lên giữa không gian yên tĩnh của bản làng.

Bộ trưởng Quốc phòng Iran, Chuẩn tướng Aziz Nasirzadeh (phải) và người đồng cấp Nga Andrey Belousov.

Tình hình thảo luận Nga và Iran

GD&TĐ - Tại Moscow, bộ trưởng quốc phòng Iran và Nga họp thúc đẩy hợp tác quân sự, diễn ra song song nhiều tiếp xúc cấp cao về tình hình Trung Đông.

Học sinh Nhật Bản ăn ít hơn vì lạm phát.

Nhật Bản: Trẻ em thiếu dinh dưỡng vì lạm phát

GD&TĐ - Khảo sát mới đây của tổ chức phi lợi nhuận Good Neighbors Japan cho thấy, trẻ em Nhật Bản thiếu ăn trong kỳ nghỉ hè do giá thực phẩm và chi phí sinh hoạt tăng cao, gây nguy cơ suy dinh dưỡng.

Ảnh minh họa INT.

Khuyến học và khuyến tài

GD&TĐ - Chính sách học bổng của các cơ sở giáo dục đại học, ngoài thu hút thí sinh trong các mùa tuyển sinh, còn thể hiện chiến lược phát triển riêng của mỗi trường.