Khen thưởng, kỉ luật HS: Nghệ thuật của nhà giáo

Khen thưởng, kỉ luật HS: Nghệ thuật của nhà giáo

Điểm đen trên tờ giấy trắng

Trong nghiên cứu giáo dục, người ta thấy đang xuất hiện hiện tượng “chấm đen trên tờ giấy trắng”. Do không ít thầy cô còn lúng túng, hoang mang thậm chí bế tắc trong việc làm thế nào để GD HS hiệu quả khi các em đang chịu tác động mạnh từ môi trường sống, nguồn thông tin tiêu cực, gia đình... dẫn đến thái độ không đúng mực, hành vi lệch chuẩn.

Theo quan điểm của không ít thầy cô, khi đã dùng biện pháp nhắc nhở nhưng HS không thay đổi, bắt buộc chuyển sang hình thức kỉ luật như: Dọa, nhốt vào đâu đó, phê bình trước lớp, gọi điện cho bố mẹ, chép phạt, bắt ra khỏi lớp… Đây là những biện pháp kỉ luật được gọi là tiêu cực bởi nó xuất phát từ việc không quản lí được cảm xúc. Điều này không những làm HS buồn, bị tổn thương, gây bức xúc, phản ứng ngược mà có thể tạo thành thói quen với chính GV khi gặp tình huống trên.

Khi bế tắc, một số GV dùng biện pháp trừng phạt thân thể làm tổn thương thể xác và tinh thần của HS. Giải thích vấn đề này, TS Nguyễn Ngọc Ân - Phó Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam cho rằng: Điểm đen thường thu hút thị giác nhiều hơn tờ giấy trắng. Khi xuất hiện điểm đen cả xã hội sẽ quan tâm, nhìn nhận và đánh giá nó ở nhiều chiều khác nhau.

Còn theo PGS.TS Trần Thị Lệ Thu - giảng viên Khoa Tâm lí giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, bên cạnh những GV giáo dục học sinh bằng biện pháp tích cực, hiệu quả, vẫn còn một số thầy cô có cách xử lí tình huống không phù hợp khi các con vi phạm kỉ luật hay có những hành vi không mong đợi.

Cần những hình thức khen thưởng kỉ luật tích cực để khích lệ học sinh. Ảnh: ITN
 Cần những hình thức khen thưởng kỉ luật tích cực để khích lệ học sinh. Ảnh: ITN

Kỉ luật phải có nguyên tắc

Đóng góp cho đề xuất một số hình thức/biện pháp kỷ luật tích cực đối với HS, cô Dương Thu Hà - GV Trường THPT Lê Lợi (Hà Đông, Hà Nội), người 2 năm liên tiếp nhận giải thưởng Nhà giáo Hà Nội tâm huyết sáng tạo - bày tỏ: Kỉ luật HS phải có nguyên tắc cụ thể, nhằm giúp các con nhận ra những sai lầm để thay đổi. Do vậy, phải trang bị cho GV hiểu về cách GD HS, kĩ năng để GV hiểu biết các vấn đề, cách giao tiếp với phụ huynh là cực kì quan trọng.

Cô Vũ Thị Thu Huyền - Hiệu trưởng Trường THPT Hoàng Quốc Việt (Quảng Ninh) cho biết: Nhà trường có hội đồng kỉ luật nhưng 3 năm nay chưa HS nào bị kỉ luật. Để có được điều đó, từ đầu năm học, nhà trường đã tuyên truyền đến HS những quy định của pháp luật, nội quy của nhà trường, HS thậm chí đã học thuộc lòng. Cha mẹ HS cũng được phổ biến nội quy chung trong trường.

Nhà trường còn yêu cầu HS phải cam kết, nếu vi phạm một trong những quy định này các con phải chấp nhận một số “hình phạt”. Theo đó, khi HS mắc lỗi sẽ không tiến hành kỉ luật ngay mà được trao đổi để các con tự nhận hình thức kỉ luật. Nhà trường không đưa ra hình thức kỉ luật cho cá nhân 1 HS mà cho 1 tập thể. Cô giáo chủ nhiệm phải chấp nhận hạ thi đua nếu có HS vi phạm.

Cô Nguyễn Thị Thanh Thủy - GV Trường quốc tế Nhật Bản (Hà Nội) chia sẻ: HS của nhà trường được khen là chính. Phần thưởng chỉ là giấy khen và lời khích lệ động viên chứ không chú trọng khen bằng vật chất, dù chỉ là chiếc bút chì. Hình thức Giấy chứng nhận, giấy khen được làm công phu, trao rất trân trọng để tôn cao giá trị của HS, khích lệ thành tích con đã đạt được. Điều này giúp các con cảm nhận được giá trị của bản thân, ảnh hưởng của mình đối với tập thể, cộng đồng như thế nào.

Với hình thức kỉ luật, theo cô Thủy, nhà trường luôn tôn trọng sự công bằng. Khi HS mắc lỗi, các thầy cô không bao giờ phê bình các con trước tập thể mà gặp gỡ riêng để phân tích sự việc, giúp các con nhận thức được vấn đề. “Không một lời mạt sát, mắng mỏ, chì chiết hay bất cứ hình phạt được được phép sử dụng khi HS phạm lỗi”, cô Thủy trao đổi.

Chia sẻ về hình thức kỉ luật HS, PGS Trần Thành Nam - Trưởng khoa các Khoa học giáo dục, Trường Đại học Giáo dục (ĐHQG HN) nêu quan điểm: “Nhà trường phải tạo ra môi trường kỉ luật tích cực, trong bầu không khí tích cực. Nếu chỉ có khen thưởng mà không có hình thức kỉ luật là không phù hợp.

Làm thế nào để có môi trường có tính kỉ luật? Đó là cần tạo ra môi trường kỉ luật tập trung, làm thế nào để tăng điều tốt lên. Nguyên tắc để giảm những hành vi xấu là tăng các hành vi tốt. Vì một ngày đến trường chỉ có từng đấy thời gian, nếu cả thầy trò chỉ chú ý vào hành vi tốt sẽ không còn hành vi xấu”.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ronaldo và Messi văng khỏi danh sách 20 cầu thủ xuất sắc nhất thế giới 2024.

Ronaldo và Messi đón tin kém vui

GD&TĐ - Bộ đôi siêu sao của bóng đá thế giới vắng mặt trong danh sách 20 cầu thủ xuất sắc nhất thế giới 2024.

Minh họa/INT

Truyện ngắn: Hậu phương yêu thương

GD&TĐ - Mấy hôm nay gió bấc đã tràn về đảo nhỏ. Lão gió gào thét lùng sục khắp các ngõ ngách, thấy cái gì cũng lật tung lên như thể để tìm kiếm thứ gì đó.