Khảo cổ Champa sau năm 1975: Cung cấp nguồn tư liệu chân xác về lịch sử văn hóa Champa

GD&TĐ - Sáng 25/7, Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng đã tổ chức chương trình tọa đàm Khảo cổ Champa sau 1975 và hoạt động bảo tồn-bảo tàng.

Bảo tàng Chăm Đà Nẵng thu hút một lượng lớn khách nước ngoài đến tham quan, tìm hiểu.
Bảo tàng Chăm Đà Nẵng thu hút một lượng lớn khách nước ngoài đến tham quan, tìm hiểu.

Khai mạc trưng bày 3 chuyên đề Di tích Chăm tại Đà Nẵng; Văn hóa và chữ viết Chăm và Cổ vật văn hóa Sa Huỳnh và Champa. Đây là chuỗi hoạt động nằm trong chương trình kỷ niệm 100 năm thành lập Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng (1915 - 2015).

Theo đề nghị của Trường Viễn Đông Bác Cổ Pháp, năm 1915, một tòa nhà đã được xây dựng tại Đà Nẵng để bảo quản, trưng bày các hiện vật và là tiền thân của Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng ngày nay. 

Trong suốt 100 năm qua, hình ảnh Bảo tàng Điêu khắc Chăm đã trở nên thân thiết trong lòng người dân Đà Nẵng và du khách gần xa. Trải qua 100 năm, với những biến cố của đất nước, sự ra đời, phát triển của bảo tàng này luôn là kết quả của những nỗ lực và tâm huyết. 
Năm 2011, Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng là bảo tàng hạng I, cùng danh sách với 11 bảo tàng loại I của Việt Nam. 

Các ý kiến tham luận tại tọa đàm đều khẳng định những thành tựu khảo cổ học về Chăm pa sau năm 1975 đã cung cấp nguồn tư liệu chân xác góp phần nâng cao nhận thức, nhận diện mới về lịch sử văn hóa Chăm pa. Đây là một trong những nền văn hóa lớn, độc đáo, giữ vai trò chủ đạo trong suốt chiều dài lịch sử văn hóa miền Trung. 

Nhiều tham luận của các nhà khoa học, khảo cổ từng có nhiều năm gắn bó với công tác khảo cổ học về Champa được trình bày tại tọa đàm phần nào đánh giá được thực trạng bảo tồn, bảo tàng trong thời gian qua. 

Đó là các tham luận của TS Lê Đình Phụng - Trưởng phòng Nghiên cứu khảo cổ học lịch sử (Viện Khảo cổ học): Khảo cổ học về Champa sau năm 1975, những nhận định chung; Gốm cổ Champa Bình Định, thành tựu mới trong nghiên cứu khảo cổ học sau 1975 của TS Đinh Bá Hòa - Giám đốc bảo tàng Bình Định; Cấu trúc và trang trí chân tháp tại Chiên Đàn và Khương Mỹ, sự gắn kết giữa nghiên cứu khảo cổ và trùng tu, bảo tồn của ông Hồ Xuân Tịnh - Phó giám đốc Sở VH,TT&DL Quảng Nam; Suy nghĩ về một phương thức đầu tư và quản lý mới phát huy giá trị của Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng của Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Đà Nẵng Bùi Văn Tiếng…

Sau năm 1975, tại khu vực miền Trung, khảo cổ học đã tiến hành khai quật 24 kiến trúc tháp Chăm pa; bốn tòa thành, năm lò gốm cổ, 4 di tích cư trú. Nhìn chung, nền văn hóa Chăm pa là một nền văn hóa lớn, độc đáo giữ vai trò chủ đạo theo suốt chiều dài lịch sẻ văn hóa miền Trung, nổi bật lên là kiến trúc tôn giáo và điêu khắc. Đây là nền văn hóa có nguồn gốc bản địa, được kế thừa, phát triển từ văn hóa Sa Huỳnh trước đó. 

Với 3 bộ sưu tập lớn, hiện tại Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng đang trưng bày hàng trăm hiện vật và thông tin liên quan đến văn hóa Chăm, gồm Di tích Chăm tại Đà Nẵng với gốm, thạch anh, kim loại vàng, chữ bia; Cổ vật gốm Sa Huỳnh; Các loại văn khắc, bia, văn bản chữ viết Chăm, bức phù điêu Siva - Phong Lệ… 

Tất cả các hiện vật được biết đến cho thấy, văn hóa Chăm pa có quá trình phát triển lâu dài, liên tục. Mỗi thời đại, bên cạnh những yếu tố văn hóa truyền thống, nền văn hóa này tiếp thu những ảnh hưởng bên ngoài, tạo nên một chỉnh thể văn hóa Chăm pa thống nhất mà đa dạng trong nền văn hóa chung của dân tộc.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

PGS.TS Đỗ Duy Cường thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi. Ảnh: BVCC

Gia tăng bệnh sởi ở người lớn

GD&TĐ - Gần đây, số ca mắc sởi có xu hướng gia tăng trên phạm vi nhiều tỉnh, thành phố, đặc biệt ở những nơi đông dân cư.