Khám phá vũ khí hủy diệt khủng khiếp nhất mọi thời đại

Nó có sức mạnh hủy diệt vượt xa cả vũ khí hạt nhân. Chỉ cần vài gam là có thể phá hủy toàn bộ trái đất này.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Tên gọi của loại vũ khí này là vũ khí phản vật chất và cha đẻ của nó chính là Tiến sĩ Kenis Edward sinh năm 1960, công dân Mỹ. Với việc đặt nền móng và phát triển ý tưởng nghiên cứu về loại vũ khí siêu hủy diệt này, tiến sĩ Edward được ví như "người mở bình ma quỷ".

Bắt đầu từ năm 1990, sau khi nhận bằng Tiến sĩ tại Viện Công nghệ Massa, Mỹ, Edward bắt đầu đi sâu nghiên cứu lý luận phản vật chất.

Cho đến tháng 8/2008, Edward xuất hiện tại Lầu Năm Góc, báo cáo trước các quan chức cao cấp quân đội Mỹ về thành quả tiến triển nghiên cứu mới nhất của ông ta về vũ khí phản vật chất (VKPVC).

"Trên nghiên cứu VKPVC của chúng ta đã có được sự đột phá quan trọng, chúng ta đã thành công trong việc nghiên cứu phát triển một loạt dụng cụ có thể tồn giữ phản vật chất lâu dài có hiệu quả, điều này có nghĩa là việc sử dụng phản vật chất trong quân sự sẽ trở thành hiện thực". Sau đó, Edward bắt đầu trình bày trước giới quân sự về uy lực của VKPVC.

Đồng thời, Tiến sĩ Edwards cũng cho chiếu lên màn hình những hình ảnh về cuộc diễn tập mô phỏng máy tính, có tên "Cuộc tấn công đặc biệt phản vật chất" với giả thuyết: Một ngày vào năm 201X, một binh sĩ Mỹ mang theo một quả bom PVC định giờ tiềm nhập vào thủ đô nước C; vào trong một nhà vệ sinh của tòa nhà Bộ Tổng tham mưu nước C gần trung tâm thành phố, đặt quả bom rồi ung dung đi ra.

Đúng như kế hoạch, bom định giờ phản vật chất nổ, tòa nhà Bộ Tổng tham mưu nước C và các công trình phụ cận đổ sụp hết. Quả bom PVC mà binh sĩ này mang chỉ nặng 1 phần 50 triệu gram. Tiếp sau đó, một quả bom xung mạch PVC nổ trên không tại nhà máy điện và mạng thông tin nước C, chỉ trong nháy mắt mọi hoạt động quân sự và xã hội của nước này tê liệt hoàn toàn... Lúc đó, có tướng lĩnh đã thốt lên: "Nếu vậy, chỉ cần quả bom phản vật chất nặng vài gram sẽ hủy diệt toàn cầu".

Kết thúc diễn tập, Edward giải thích: "Quan hệ giữa vật chất và phản vật chất rất giống với học thuyết âm dương của Trung Quốc. Trong tự nhiên, bất cứ một hạt thứ nguyên tử nào (hạt nhỏ hơn nguyên tử) đều có một loại phản vật chất đối ứng với nó.

Nếu va chạm mạnh với nhau chúng sẽ mất đi, nhưng sẽ giải phóng ra năng lượng cực lớn. Bom phản vật chất được tạo ra trên cơ sở nguyên lý này, uy lực chẳng kém gì bom khinh khí. Nhưng đó là loại bom khinh khí sạch vì nó không gây ra ô nhiễm "bức xạ hạt nhân".

"Đặc biệt, phản vật chất không chỉ được ứng dụng để chế tạo bom phục vụ chiến tranh. Một gam phản vật chất có thể tạo lực đẩy phóng vào vũ trụ 23 chiếc phi thuyền. Chính vì thế, phản vật chất sẽ làm thay đổi về căn bản mô hình cung cấp năng lượng", Tiến sĩ Edwards nhấn mạnh.

Màn hình đã tắt, nhưng các quan chức Lầu Năm Góc vẫn bàng hoàng. Quả thực, sức công phá của bom phản vật chất đã gây ấn tượng mạnh mẽ đối với họ. "Thật kinh khủng! Như vậy, chỉ cần một quả bom phản vật chất nặng vài gam là có thể hủy diệt cả trái đất này", một quan chức cao cấp của Lầu Năm Góc thốt lên.

Dư luận hiện đang rất lo ngại bởi với uy lực lớn, khả năng che giấu cao, lại không để lại di họa bức xạ hạt nhân, nên nếu bom phản vật chất lọt vào tay những kẻ hiếu chiến, khủng bố thì hậu quả thật khôn lường.

Và loại vũ khí mới mà Edward gọi là "sạch" này lại khiến các nhà quân sự thế giới hết sức lo lắng. Một số nhà khoa học, nhà sử học, trung tâm nghiên cứu cao cấp Đại học Prinston, Mỹ đã chỉ ra, VKPVC "sạch" khác xa so với vũ khí hạt nhân "bẩn" và nó còn đáng sợ hơn nhiều.

Bom nguyên tử thông thường, bom hydro nói chung chỉ coi là thủ đoạn uy hiếp chiến lược, cơ bản không được sử dụng trong chiến tranh thông thường và chiến tranh cục bộ. Vì chúng ngoài uy lực lớn, còn sinh ra bức xạ hạt nhân, gây ô nhiễm thổ nhưỡng, không khí, nguồn nước khu vực chiến tranh, đồng thời tạo ra tổn thương nhiễm phóng xạ đối với sinh vật và thực vật, dẫn đến thảm họa nhân đạo.

Bên cạnh đó, đã có thái độ hoài nghi đáng kể trong cộng đồng vật lý về sự tồn tại của vũ khí phản vật chất.

Theo một bài viết trên trang web của các phòng thí nghiệm CERN, thường xuyên sản xuất phản vật chất, "không có khả năng để làm ra một quả bom phản vật chất với cùng lý do bạn không thể sử dụng nó để lưu trữ năng lượng”.

Khó khăn tiếp theo nữa là vấn đề chi phí, việc sản xuất ra phản vật chất đòi hỏi chi phí cực kỳ lớn. Cho đến nay, cách duy nhất để sản xuất ra phản vật chất là sử dụng máy gia tốc hạt.

Các nhà khoa học ước tính muốn có được lượng phản vật chất nặng 1/10.000 gram, người ta phải bỏ ra khoảng 6 tỷ USD. Năm 1999, NASA tính toán phải bỏ ra tới 62.500 tỷ USD để tạo ra 1 gam phản vật chất. Trung tâm phản hạt lớn nhất thế giới hiện nay là Phòng thí nghiệm Fermi của Mỹ cũng chỉ sản xuất được một phần tỷ gam phản hạt mỗi năm với giá 80 triệu USD.

Cho đến nay, loại vũ khí có sức hủy diệt khủng khiếp này vẫn có ma lực hấp dẫn cực kì lớn và đưa các nước vào một cuộc đua nghiên cứu, sản xuất nó.

Cụ thể từ năm 2004, sau khi Edward công khai kết quả tiến triển nghiên cứu phản vật chất thì một số nước đã bắt tay vào nghiên cứu phát triển lĩnh vực nhạy cảm này. Pháp và Thụy Điển đã hợp tác xây dựng Trung tâm Nghiên cứu phản vật chất châu Âu; Cơ sở nghiên cứu vật lý cao năng của Nga cũng đang nghiên cứu phản vật chất dùng cho quân sự.

Theo Tấm gương

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ