Khám phá "thần chết đen" của Liên Xô

Máy bay Il-2 có một vai trò quan trọng trên Mặt trận phía Đông, và trong quan điểm của Liên Xô đây là máy bay giữ vai trò quyết định lớn nhất trong lịch sử chiến tranh dưới mặt đất hiện đại. Nó được các nhà thiết kế Liên Xô gọi chúng là “xe tăng bay” hoặc “thần chết đen”.

Khám phá "thần chết đen" của Liên Xô
Ilyushin Il-2 Shturmovik (Tiếng Nga: Ил-2 Штурмовик) là một máy bay tấn công mặt đất trong Chiến tranh thế giới thứ hai, được chế tạo bởi Liên bang Xô viết với số lượng rất lớn. 

Cùng với chiếc máy bay tiếp theo của nó Ilyushin Il-10, tổng cộng 36.163 chiếc đã được chế tạo, khiến nó trở thành mẫu thiết kế máy bay quân sự được chế tạo với số lượng lớn nhất thế giới trong lịch sử hàng không và đứng thứ hai trong số những máy bay được chế tạo sau Cessna 172 và Polikarpov Po-2.

Với các phi công lái Shturmovik, chiếc máy bay này được gọi đơn giản là "Ilyusha". Với các binh sĩ dưới mặt đất, nó được gọi là "Thằng gù," "Tăng bay", hay cái tên mang ý nghĩa nhất đề cao nhất "Bộ binh bay."

Josef Stalin đã dành cho Il-2 một sự quan tâm to lớn, và coi Il-2 là một vũ khí không thể thiếu của Hồng quân, khi một nhà máy bay sản xuất đặc biệt loại máy bay này đã chậm trễ giao các máy bay Il-2, Stalin đã gửi một thông điệp cho giám đốc nhà máy: "Chúng quan trọng với Hồng quân như không khí và bánh mì."

Theo các quảng cáo của Liên Xô thì thậm chí IL-2 "không hề bị đạn của địch làm thương tổn, lỗ thủng tự liền lại.

Theo các quảng cáo của Liên Xô thì thậm chí IL-2 "không hề bị đạn của địch làm thương tổn, lỗ thủng tự liền lại.

Ý tưởng về một loại máy bay tấn công mặt đất có giáp bảo hộ của Xô viết đã xuất hiện ngay từ thập niên 1930 khi Dmitry Pavlovich Grigorovich thiết kế chiếc TSh-1 và TSh-2 hai tầng cánh có giáp bảo vệ. Tuy nhiên, các động cơ Xô viết thời kỳ ấy không đủ công suất cần thiết để giúp chiếc máy bay nặng nề này có thể hoạt động tốt.

Chiếc Il-2 được Sergey Ilyushin và đội của ông thiết kế tại Phòng thiết kế trung ương năm 1938. TsKB-55 là chiếc máy bay hai chỗ ngồi với lớp vỏ giáp nặng 700 kg (1.540 lb), bảo vệ phi công, động cơ, bộ tản nhiệt, và thùng nhiên liệu.

Trọng lượng rỗng của Ilyushin hơn 4.500 kg (gần 10.000 lb), lớp vỏ giáp chiếm khoảng 15% tổng trọng lượng máy bay. Nguyên mẫu, cất cánh lần đầu ngày 30 tháng 12 năm 1939, đã chiến thắng trong cuộc cạnh tranh cấp chính phủ trước chiếc Sukhoi Su-6 và nhận được tên định danh VVS BSh-2.

Tuy nhiên, BSh-2 cuối cùng bị từ chối nhường chỗ cho bản thiết kế một chỗ ngồi nhẹ hơn là TsKB-57, chiếc máy bay này cất cánh ngày 12/10/1940.

Động cơ Mikulin AM-35 1.370 sức ngựa (1.022 kW) nguyên bản tỏ ra quá yếu và đã được thay thế bằng động cơ 1.680 sức ngựa (1.254 kW) Mikulin AM-38 trước khi chiếc máy bay đi vào giai đoạn sản xuất.

Ilyushin và các kỹ sư của mình đã có thời gian để xem xét phương pháp sản xuất, và hai tháng sau khi di chuyển, những chiếc Il-2 đã lại được sản xuất.
Ilyushin và các kỹ sư của mình đã có thời gian để xem xét phương pháp sản xuất, và hai tháng sau khi di chuyển, những chiếc Il-2 đã lại được sản xuất.
Giai đoạn sản xuất bắt đầu năm 1941 với tên gọi Il-2, và 249 đã được chế tạo ở thời điểm Phát xít Đức xâm lược Liên bang Xô viết ngày 22 tháng 6 năm 1941.

Il-2 đã được chế tạo với số lượng rất lớn, trở thành một trong những loại máy bay được chế tạo nhiều nhất trong lịch sử máy bay quân sự. Giai đoạn đầu Cuộc chiến tranh Xô-Đức tốc độ sản xuất còn chậm, vì các nhà máy chế tạo máy bay gần Mátxcơva và các thành phố chính khác ở phía tây nước Nga phải di tản về phía đông dãy Ural sau cuộc xâm lược của Phát xít Đức.

Tuy vậy, tốc độ này vẫn chưa đáp ứng đòi hỏi của Chủ tịch Stalin, và ông đã gửi bức điện sau cho một giám đốc nhà máy sản xuất Il-2: Ông đã bỏ rơi đất nước chúng ta và hồng quân của chúng ta. Đến tận thời điểm này ông vẫn chưa sản xuất những chiếc IL-2. Máy bay IL-2 đang cần thiết cho hồng quân, như không khí, như bánh mì.
Theo laodong.com.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ