Khám phá ngôi làng toàn đàn ông "khỏe" nhất Ấn Độ

Làng Asola-Fatehpur Beri là ngôi làng được mệnh danh “khỏe” nhất ở Ấn Độ bởi nơi đây toàn đàn ông cơ bắp “6 múi” lực lưỡng.
Những đàn ông “6 múi” của làng Asola-Fatehpur Beri ở Ấn Độ
Những đàn ông “6 múi” của làng Asola-Fatehpur Beri ở Ấn Độ

Làng Asola-Fatehpur Beri nằm ở rìa phía nam Delhi, Ấn Độ. Ở đây, đàn ông mọi thế hệ, mọi lứa tuổi đều luyện tập thể thao mỗi sáng trong vòng hai giờ đồng hồ.

Mỗi ngày, từ thanh thiếu niên đến đàn ông trung niên 50 tuổi đều đến Akhada, nghĩa là trường đấu vật theo từ Hindi, để tập luyện đổ mồ hôi. Tại đây, họ đấu vật với nhau trong bùn, leo dây thừng, gập bụng và hít đất hàng trăm cái để rèn luyện thể lực.

Thậm chí họ còn cõng nhau lên vai để tập luyện (cách tập luyện truyền thống để đổ mồ hôi của Ấn Độ). Có người còn nâng cả một chiếc xe máy nặng 350kg đặt lên ngực mình.

Một nhóm đàn ông khỏe mạnh gồm 40 người tập trung ngoài trường đấu, và chỉ mặc trên người một cái khố.

“Tất cả đều ăn uống lành mạnh, đúng giờ, tập thể lực hàng ngày. Đó là lý do họ khỏe mạnh.” – ông Vijay Tanwar, huấn luyện viên thể lực tại Akhada nói.

Những người đàn ông Asola-Fatehpur Beri với cơ bắp rắn chắc, khỏe mạnh đã tận dụng lợi thế này đi làm bảo vệ cho những quán bar, câu lạc bộ tại New Delhi. Thanh niên tên Tanwar là người “khai mở” công việc này cho cả làng Asola-Fatehpur Beri.

Cách đây 15 năm, Tanwar bỏ lỡ cơ hội tham gia một nhóm đấu vật của Ấn Độ ở Thế Vận Hội. Anh kể anh đang tìm kiếm cơ hội để có thể dùng cơ bắp và sức mạnh của mình. Và anh đã đi làm vệ sĩ.

“Tôi là người vệ sĩ đầu tiên của làng này” – anh tuyên bố. “Sau đó mọi người đều đi theo con đường này. Hiện có hơn 300 đàn ông khỏe mạnh làm vệ sĩ tại các câu lạc bộ và quán bar ở New Delhi”. Anh kể Công việc này mang lại thu nhập tốt cho người dân trong làng, đỡ cho họ chi phí ăn uống, cho con cái học hành.

Họ nhận ra rằng cơ bắp có được là một cách để giữ cơ thể khỏe mạnh và cũng là cách để kiếm sống. Luyện tập có kỷ luật là điều rất quan trọng đối với đàn ông trong làng và là nét truyền thống của làng.

Tanwar kể trong làng cũng có một vài phòng tập thể hình nhưng hầu hết đàn ông thích tập luyện theo cách truyền thống: Vừa hiệu quả, vừa giúp cơ thể linh hoạt lại ít chấn thương.

Người đàn ông làng Asola-Fatehpur Beri cũng không uống rượu hay hút thuốc lá. Phần lớn đàn ông Asola-Fatehpur Beri ăn chay với trái cây, các loại hạt, sữa chua và sữa.

Ngay cả thanh niên tại Asola-Fatehpur Beri cũng rất hào hứng với truyền thống rèn luyện thân thể tại làng.

Tanwar là người đại diện cho “đàn ông cơ bắp” thế hệ trẻ. “Tôi muốn trở thành một nhà đấu vật thực thụ và khiến bố mẹ tôi tự hào về tôi. Tôi chơi ở hạng cân 66 kg và đã nhiều lần giành chức vô địch” – Tanwar nói.

Hình thành thói quen luyện tập thể thao cho các thanh thiếu niên là điều quan trọng. “Thanh niên dễ bị tha hóa trong độ tuổi từ 17 – 27. Nhưng nếu chúng quan tâm đến tập thể dục, có sức khỏe tốt thì sẽ không bị nhiễm thói hư tật xấu. Và người lớn tuổi sẽ phải dạy lớp trẻ.” –cụ ông Guru Lekhraj, 75 tuổi, nói.

Cụ Lekhraj thường đến đấu trường Akhada để quan sát thanh niên trong làng luyện tập. Ông là một nhân vật đáng kính đối với những người đàn ông cơ bắp trong làng. Ông cũng được xem là biểu tượng thể hình của làng.

Do cụ Akhada đã có tuổi nên không thể tham gia luyện tập được nữa. Nhưng ông nói rằng rất vui khi nhìn thấy “hậu sinh” tiếp tục truyền thống luyện tập thể thao của làng.

Đối với làng Asola-Fatehpur Beri, tập thể hình cũng có nghĩa là xây dựng nét di sản cho ngôi làng.

Theo Tiền phong/Pháp luật TPHCM
ThS Nguyễn Hoài Phong giới thiệu đồng hồ nước thông minh.

Hệ thống đo lường nước thông minh

GD&TĐ - Hệ thống đo lường nước thông minh là giải pháp cải tiến công nghệ do các nhà khoa học Trường Đại học Bách khoa (Đại học Quốc gia TPHCM) phát triển.
Nhóm sinh viên ngành Kỹ thuật Nhiệt và TS Lê Kiều Hiệp giảng viên hướng dẫn, nhận phần thưởng cho đề tài nghiên cứu. Ảnh: TG

Sinh viên Bách khoa lan tỏa lối sống xanh

GD&TĐ - Bằng kiến thức đa ngành cùng cách tiếp cận mới, các nghiên cứu khoa học của sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội đã hướng đến bảo vệ môi trường.
Sản phẩm quả cam của nhóm nghiên cứu thực hiện.

Phân ure nhả chậm made in Việt Nam

GD&TĐ - Đề tài đã mở ra hướng sử dụng nguồn phụ phẩm, nguyên liệu trong nước để sản xuất phân ure nhả chậm nói riêng và phân bón nhả chậm nói chung.
Robot Valkyrie sẽ trải qua một thử nghiệm mới ở Australia với tư cách là người chăm sóc từ xa. Ảnh: NASA

Ra mắt robot thế hệ mới

GD&TĐ - Công ty khởi nghiệp về robot Apptronik (Mỹ) đang triển khai dự án robot xử lý những công việc 'buồn tẻ, bẩn thỉu và nguy hiểm' thay con người.