Khai thác nguồn tài nguyên từ Internet phục vụ cho việc dạy và học

Khai thác nguồn tài nguyên từ Internet phục vụ cho việc dạy và học

(GD&TĐ) - Ngày 5/12 tại Hà Nội đã diễn ra buổi tọa đàm "Internet đã, đang, và sẽ thay đổi cách dạy và học như thế nào",  thảo luận các giải pháp tối ưu nhằm tận dụng tốt hơn nguồn tài nguyên từ Internet phục vụ cho việc dạy và học.

CNTT và Internet đã góp phần vào việc nâng cao kiến thức của người dạy và người học tại Việt Nam
CNTT và Internet đã góp phần vào việc nâng cao kiến thức của người dạy và người học tại Việt Nam

15 năm qua, kể từ khi xuất hiện ở Việt Nam, Internet với các công cụ như tra cứu trực tuyến, thư viện mở, các dịch vụ như E-learning… đã góp phần không nhỏ trong việc nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, mà đầu tiên là góp phần vào việc nâng cao kiến thức của người dạy và người học tại Việt Nam.

Bên cạnh đó, cùng với internet, những hình thức học tập mới cũng được hình thành như học online, học từ xa. Việc đưa công nghệ vào dạy và học cũng góp phần thay đổi hai quá trình này và thay đổi tài nguyên học tập truyền thống.

Ông Đinh Hồng Hải (Viện Khoa học xã hội Việt Nam) chia sẻ từ kinh nghiệm bản thân: nhiều kiến thức các giảng viên, giáo sư thu nhận được từ chính học sinh sinh viên. Có những điều chưa rõ, các em có thể tra tìm trên google trước khi hỏi thầy cô.

Ông Vũ Mạnh Lợi, (Viện xã hội học- Viện Khoa học xã hội Việt Nam) chia sẻ kết quả nghiên cứu về mối quan hệ của người trẻ và mạng Internet từ những cuộc điều tra về thanh niên. Nghiên cứu cho thấy có sự thay đổi hoàn toàn khác biệt về đặc trưng tiếp nhận thông tin, xử lý thông tin qua mạng Internet của thanh niên Việt Nam.

Quang cảnh buổi tọa đàm
Quang cảnh buổi tọa đàm

Internet tác động sâu sắc đến GD&ĐT ở 5 khía cạnh: Yêu cầu các tri thức- kỹ năng mới để thích ứng với xã hội mới; Thay đổi trong công nghệ dạy và học; Hình thành các tổ chức đào tạo kiểu mới, các phương thức hợp tác giáo dục mới; Học tập suốt đời, dẫn đến thay đổi trong tổ chức và quản lý đào tạo; Tài nguyên học tập mở và cơ hội học tập cho mọi người.

Để hòa nhập với thế giới, ngoài CNTT thì cần phát triển các kĩ năng ngoại ngữ. Với lợi thế của dân số đông và trẻ, giáo dục Việt Nam phải tìm cách đưa tiếng Anh trở thành công cụ cho mọi người có học, đưa Việt Nam nhanh chóng trở thành một trong mười quốc gia có số người nói tiếng Anh đông nhất thế giới.

Lan Anh

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa ITN.

Café chủ nhật: Cõi nhớ

GD&TĐ - Nắng đầu Đông yếu ớt hai ngày qua đã phải nhường chỗ cho đợt gió mùa tràn về.

Văn khấn rằm tháng 11 âm lịch năm 2024

Văn khấn rằm tháng 11 âm lịch năm 2024

GD&TĐ - Theo truyền thống, vào ngày 15/11 âm lịch, các gia đình thường chuẩn bị lễ cúng gia tiên cùng bài văn khấn để nguyện cầu sức khỏe, bình an.