Khai mạc Liên hoan Hát Xoan ngành Giáo dục tỉnh Phú Thọ năm 2017

GD&TĐ - Hôm nay (9/12), ngành Giáo dục tỉnh Phú Thọ long trọng tổ chức Liên hoan “Hát Xoan ngành Giáo dục tỉnh Phú Thọ năm 2017”.

Khai mạc Liên hoan Hát Xoan ngành Giáo dục tỉnh Phú Thọ năm 2017
Ông Nguyễn Minh Tường cùng các đại biểu trao tặng cờ lưu niệm cho các đoàn tham gia Liên hoan Hát Xoan ngành Giáo dục tỉnh Phú Thọ năm 2017
Ông Nguyễn Minh Tường cùng các đại biểu trao tặng cờ lưu niệm cho các đoàn tham gia Liên hoan Hát Xoan ngành Giáo dục tỉnh Phú Thọ năm 2017

Liên hoan với sự góp mặt của các đại biểu là đại diện Bộ GD&ĐT, các sở ngành của tỉnh và các thầy giáo, cô giáo. Đặc biệt là sự góp mặt tham gia biểu diễn của hơn 1.500 diễn viên của 33 đoàn hát Xoan từ các nhà trường, Phòng GD&ĐT về dự lễ khai mạc Liên hoan Hát Xoan.

Liên hoan diễn ra trong không khí tưng bừng, phấn khởi của Đảng bộ, Chính quyền, nhân dân tỉnh Phú Thọ trước sự kiện Hát Xoan Phú Thọ chính thức trở thành di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Đây còn là niềm vui lớn của ngành Giáo dục đất Tổ khi những nỗ lực không ngừng nghỉ của cô và trò các nhà trường qua 6 năm thực hiện kế hoạch đưa hát Xoan và giảng dạy trong các nhà trường nay đã được quốc tế công nhận Hát Xoan Phú Thọ trở thành di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

Phát biểu khai mạc Liên hoan, ông Nguyễn Minh Tường – Giám đốc Sở GD&ĐT nhấn mạnh: Đề án đưa Hát Xoan vào trường học thực sự đem lại sức sống mới cho Hát Xoan.

Liên hoan Hát Xoan ngành Giáo dục tỉnh Phú Thọ năm 2017 có trên 1.500 em học sinh và diễn viên biểu diễn
 Liên hoan Hát Xoan ngành Giáo dục tỉnh Phú Thọ năm 2017 có trên 1.500 em học sinh và diễn viên biểu diễn

Tại 557 trường Tiểu học, THCS và nhiều trường THPT trên toàn tỉnh đã có giáo viên biết trình diễn và dạy hát Xoan, đưa Hát Xoan vào giảng dạy thông qua bộ môn âm nhạc. Đồng thời các trường sử dụng Hát Xoan trong các hoạt động giáo dục tập thể, giáo dục ngoài giờ lên lớp, trong các buổi giao lưu văn hóa văn nghệ trong và ngoài nhà trường. 

Một số Câu lạc bộ Hát Xoan đã tổ chức nhiều chương trình giao lưu và tuyên truyền về giá trị Hát Xoan với Nghệ nhân các phường Xoan, các nghệ nhân truyền cảm hứng hát Xoan cho nhiều thế hệ học sinh.

Hát Xoan đã trở thành hoạt động thường ngày ở nhiều trường học, nhất là các trường tiểu học. Ngành Giáo dục đã triển khai hiệu quả Mô hình trường học gắn với di sản hát xoan trong một số nhà trường.

Một số hình ảnh tại Liên hoan mang đậm nét của diễn xướng dân gian Hát Xoan Phú Thọ do các em học sinh, giáo viên thi diễn

 Hát xoan là loại hình dân ca lễ nghi phong tục hát thờ thần, thành hoàng với hình thức nghệ thuật đa yếu tố: có nhạc, hát, múa; thường được biểu diễn vào dịp đầu xuân, phổ biến ở vùng đất tổ Hùng Vương - Phú Thọ, một tỉnh thuộc vùng trung du Việt Nam. Ngày 24/11/2011, tại Hội nghị lần thứ sáu của Ủy ban liên chính phủ về Bảo tồn Di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO tổ chức tại Bali - Indonesia, Hồ sơ Hát Xoan - Phú Thọ của Việt Nam đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại cần bảo vệ khẩn cấp.

Theo khảo sát của tỉnh Phú Thọ, hiện còn khoảng 70 nghệ nhân hát xoan, nhưng chỉ có khoảng 10 người có khả năng truyền dạy, toàn tỉnh có khoảng gần 100 người tham gia các phường xoan, nhưng chỉ khoảng 50 người biết hát. Các di tích như đình, miếu, nơi diễn ra các sinh hoạt hát xoan từ xa xưa nay chỉ còn khoảng hơn 10 di tích.

Trong 2 năm qua 2013, 2014, tỉnh Phú Thọ đã tổ chức nhiều lớp đào tạo nghệ nhân kế cận tại 2 xã Kim Đức và Phượng Lâu với gần 100 học viên tham gia. Mục đích của việc tổ chức các lớp đào tạo nghệ nhân kế cận là tăng cường nhận thức về bảo tồn và phát huy giá trị di sản hát Xoan Phú Thọ đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp;

Cung cấp những kiến thức, kỹ năng cơ bản về nghệ thuật trình diễn hát Xoan Phú Thọ cho các học viên vận dụng vào hoạt động văn nghệ cơ sở và biểu diễn chuyên nghiệp đạt kết quả tốt. Đồng thời, phát huy vai trò của các nghệ nhân cao tuổi, truyền dạy, tập huấn cho thế hệ trẻ để hát Xoan ngày càng được lan tỏa trong cộng đồng.Tỉnh Phú Thọ đã đưa hát xoan vào trường học để làm tăng hiểu biết về hát xoan cho học sinh,sinh viên.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ