Khai hội chùa Kế - Bắc Giang

GD&TĐ - Ngày 10/3 (tức ngày 5/2 âm lịch) Hội Phật giáo tỉnh Bắc Giang phối hợp với UBND phường Dĩnh Kế tổ chức Khai mạc lễ hội chùa Kế và Lễ giỗ tổ, rước tượng Sư tổ Trần Như từ Trung tâm trụ sở Hội Phật giáo tỉnh Bắc Giang về chùa Đống Nghiêm (chùa Kế), phường Dĩnh Kế, thành phố Bắc Giang. Đông đảo tăng ni, phật tử và nhân dân đã tham dự lễ khai hội.

Lễ khai hội chùa Đống Nghiêm (chùa Kế) năm 2019
Lễ khai hội chùa Đống Nghiêm (chùa Kế) năm 2019

Chùa Kế (Đống Nghiêm tự) thuộc phường Dĩnh Kế, thành phố Bắc Giang được xây dựng cách đây khoảng 700 năm, thuộc dòng thiền phái Trúc Lâm tam tổ. Đầu thế kỷ XIII, vua Trần Nhân Tông sau khi đánh đuổi giặc Nguyên - Mông đã về ở ẩn chốn Yên Tử và lập Hội Phật giáo Bắc Kỳ tại chốn tổ Vĩnh Nghiêm.

Thấy khu đất Dĩnh Kế địa linh, vua Trần Nhân Tông đã cho xây dựng chùa Đống Nghiêm Tự giữa trung tâm xã Dĩnh Kế. Vua giao cho tổ Trần Như, pháp hiệu là Thanh Như trụ trì xây dựng chùa, đồng thời còn ban cho chùa Đống Nghiêm ba chữ vàng là Chánh Giám viện của tổ đình Vĩnh Nghiêm. Tổ Trần Như đã thay Tam Thánh tổ hoằng dương phật pháp, cứu độ chúng sinh và xây dựng chùa Bình Đăng (xã Tân Tiến, thành phố Bắc Giang).

Theo Thượng tọa Thích Thiện Văn, Ủy viên Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Chủ tịch Hội Phật giáo tỉnh Bắc Giang, sư trụ trì chùa Đống Nghiêm: Xưa kia các bậc tiền bối minh sư về chốn tổ Vĩnh Nghiêm học hạ 3 tháng hoặc thụ giới hay thỉnh kinh điển đều phải nghỉ chân ở chùa Đống Nghiêm, đồng thời kết tập kinh sách rồi phân phát đi khắp giới Bắc Kỳ. Vì thế chùa Đống Nghiêm tự có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc hoằng dương phật pháp xưa kia. Có thể khẳng định, tầm quan trọng của chùa Đống Nghiêm chỉ sau mỗi chốn tổ Vĩnh Nghiêm.

Nghi lễ rước tượng Tổ sư Trần Như về chùa Đống Nghiêm
 Nghi lễ rước tượng Tổ sư Trần Như về chùa Đống Nghiêm

Trải qua 2 cuộc chiến tranh, ngôi chùa đã bị tàn phá nặng nề. Năm 1994 hòa thượng Thích Tâm Duyệt trụ trì đời thứ 60 của chốn tổ Vĩnh Nghiêm đã phái đệ tử là Đại đức Thích Thiện Văn, nay là Thượng tọa Thích Thiện Văn về trụ trì chùa Đống Nghiêm. Từ đó, ngôi chùa được tái tạo lại khu nhà tổ, mua thêm đất mở rộng xây chùa, đúc chuông, tạc thêm tượng, xây dựng tam bảo làm lầu quan thế âm, với tổng kinh phí đến nay khoảng hơn 30 tỷ đồng.

Ngày 5/2/1994 Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ VH-TT&DL) đã ký quyết định công nhận chùa Đống Nghiêm là Di tích lịch sử cấp quốc gia.

Để tưởng nhớ công lao của sư tổ Trần Như - người trụ trì khai móng chùa Kế, hàng năm cứ đến ngày 5, 6 tháng 2 âm lịch đông đảo phật tử, nhân dân, chính quyền địa phương đã tổ chức lễ hội.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa INT.

Môn học công cụ

GD&TĐ - Theo kết quả kỳ thi học sinh giỏi quốc gia lớp 12 năm học 2024 - 2025, Hà Nội vẫn dẫn đầu cả nước về số lượng học sinh đoạt giải.