Khách đi máy bay nhận lại 300 triệu đồng để quên

GD&TĐ - Nhận lại số tiền hơn 300 triệu đồng để quên, hành khách rất vui mừng và cảm động trước sự chuyên nghiệp và tận tâm của nhân viên quầy vé VNA. 

Khách đi máy bay nhận lại 300 triệu đồng để quên

Vào lúc 17h50, ngày 13/8, trong ca trực, chị Lý Thị Thu Hương – nhân viên Phòng vé sân bay Tân Sơn Nhất đã phát hiện một túi nhựa màu đen để trên mặt quầy. Chị Hương đã hỏi khách đang chờ xuất vé ở quầy bên cạnh, nhưng khách trả lời không phải chủ nhân của túi nhựa đó. Chị đã nhanh chóng báo cáo cho cán bộ phụ trách và đại diện hãng (TOC) trực tại quầy Standby. 

Để xác định chủ nhân bỏ quên tài sản, chị Hương đã kiểm tra lại vé xuất gần nhất, đồng thời nhớ lại các bước trong giao dịch và khẳng định khách N.X.S là chủ nhân của túi nhựa trên – người mua vé giờ chót trên chuyến bay VN272 từ TP.HCM đi Hà Nội.

Sau khi kiểm tra, trong túi nhựa có 10.000 USD và khoảng 80 triệu đồng (quy đổi tổng tiền là 310 triệu đồng). Đại diện hãng đã liên hệ với khách N.X.S và mời trở lại quầy nhận lại tài sản.

Nhận lại số tài sản có giá trị lớn để quên, khách N.X.S rất vui mừng và cảm động trước sự chuyên nghiệp và tận tâm của nhân viên quầy vé của VNA. 

Gắn bó với VNA từ năm 2009, với công việc chuyên môn là bán vé giờ chót, thu hành lý quá cước, xử lý về vé các trường hợp bất thường ở Sân bay thuộc Phòng vé sân bay Tân Sơn Nhất, chị Thu Hương chia sẻ: “Đặc thù của quầy vé giờ chót là khách khá đông và thường rất vội nên việc khách trả tiền dư hay để quên đồ tại quầy là việc hết sức bình thường. Chị và các đồng nghiệp khi phát hiện sẽ nhanh chóng liên lạc và trả lại cho khách”. 

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Đổi hoà bình lấy đất hiếm

GD&TĐ - Cả ông Trump lẫn Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Marco Rubio, đều hết lời ca ngợi thoả thuận hoà bình giữa Congo và Rwanda.

Sinh viên cần xem xét kỹ các văn bản thông báo học bổng và lựa chọn trung tâm du học chính thống. Ảnh minh họa: Thùy Linh

Học bổng, trao đổi sinh viên: Thật giả khó lường

GD&TĐ - Hứa hẹn học bổng toàn phần, chương trình trao đổi quốc tế hay thậm chí lệnh bắt giữ đều là những chiêu trò lừa đảo ngày càng tinh vi nhắm đến sinh viên, đặc biệt tại các thành phố.