Khách đi máy bay giảm hơn 40% trong năm 2020 do đại dịch Covid 19

Năm 2020, sản lượng hành khách thông qua các cảng hàng không ước đạt 66 triệu khách và 1,3 triệu tấn hàng hóa, giảm tương ứng 43,4% về hành khách và 15,6% về hàng hóa so với năm 2019...

Ảnh minh hoạ.
Ảnh minh hoạ.

Báo cáo về thị trường hàng không, Bộ Giao thông Vận tải cho biết, vận tải hàng không đã có những bước phát triển đột phá về cả quy mô và chất lượng dịch vụ, phát triển liên tục với tốc độ tăng trưởng giai đoạn đạt 15%/năm về hành khách và 12%/năm về hàng hóa. 

Đến năm 2020, có 75 hãng hàng không nước ngoài và 05 hãng hàng không Việt Nam, đáp ứng kịp thời sự bùng nổ của nhu cầu vận tải hàng không trong giai đoạn vừa qua, đáp ứng nhu cầu vận chuyển nội địa và quốc tế, giảm tình trạng chậm huỷ chuyến, gia tăng dịch vụ hàng không giá rẻ.

Đội tàu bay của các hãng hàng không trong nước trẻ, hiện đại và đồng bộ; mạng đường bay phủ kín các vùng miền đất nước và mở rộng ra khu vực, châu lục, thêm nhiều điểm đến mới ở châu Âu, châu Mỹ, Trung Đông, châu Phi…

Tuy nhiên, năm 2020, sản lượng hành khách thông qua các cảng hàng không ước đạt 66 triệu khách và 1,3 triệu tấn hàng hóa, giảm tương ứng 43,4% về hành khách và 15,6% về hàng hóa so với năm 2019; luân chuyển về hành khách đạt 34 triệu hành khách.km và luân chuyển về hàng hóa đạt 3,6 triệu tấn.km, giảm tương ứng 56% về luân chuyển hành khách và 54% về hàng hóa so với năm 2019.

Thời gian qua, các cảng hàng không quan trọng đã được nâng cấp gồm Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng, Cam Ranh, Cần Thơ, Vinh, Liên Khương, Pleiku, Thọ Xuân, Cát Bi và xây dựng mới gồm Phú Quốc, Vân Đồn, nâng tổng công suất mạng cảng hàng không đạt khoảng 90 triệu hành khách/năm. Công nghệ điều hành bay hiện đại đảm bảo an toàn, 22 năm không xảy ra tai nạn tàu bay thiệt hại về người, tăng hiệu quả khai thác hạ tầng cảng hàng không. 

Việt Nam đã ký 3 điều ước quốc tế song phương với các nước Brazil, Thuỵ Sỹ và Ả rập Saudi, 03 điều ước quốc tế đa phương và gia nhập 1 Công ước quốc tế về hàng không dân dụng. Cục Hàng không Việt Nam đã được Cục Hàng không Liên bang Hoa Kỳ chứng nhận đạt Tiêu chuẩn Nhóm 1 (CAT 1) là yêu cầu bắt buộc đối với năng lực của Nhà chức trách hàng không để các hãng hàng không của Việt Nam có thể mở đường bay thẳng đến Hoa Kỳ. 

Việt Nam cũng đã và đang cùng các nước ASEAN tích cực thực hiện Thị trường hàng không thống nhất ASEAN (ASAM). Đặc biệt, từ khi dịch Covid-19 bùng phát trên thế giới, hàng không Việt Nam đã đóng góp rất tích cực trong việc tổ chức hàng trăm chuyến bay giải cứu, đưa công dân Việt Nam mắc kẹt tại nhiều khu vực trên thế giới về nước

Bộ Giao thông Vận tải cho biết, thời gian tới sẽ tập trung đầu tư nâng cấp, mở rộng Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, Nội Bài, Đà Nẵng và đầu tư giai đoạn 1 Cảng hàng không quốc tế Long Thành. Nâng cấp, xây dựng các cảng hàng không khác theo quy hoạch và nhu cầu vận tải như: Điện Biên, Cát Bi, Thọ Xuân, Vinh, Phú Bài, Chu Lai, Cam Ranh, Phan Thiết, Phú Quốc… Đầu tư hạ tầng quản lý hoạt động bay áp dụng công nghệ mới để đảm bảo an toàn khai thác hệ thống.

Theo vneconomy.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhiều hòn đảo xa xỉ ở Tây Ban Nha thu hút người giàu có và nổi tiếng.

3 hòn đảo đỉnh cao xa hoa ở Tây Ban Nha

GD&TĐ -Nhiều hòn đảo tư nhân của Tây Ban Nha, một số thuộc sở hữu của các nhà tài phiệt Nga, được những người giàu có và nổi tiếng lui tới.

Năng lực sản xuất vũ khí của Nga tăng đáng kể kể từ khi Moscow bắt đầu chiến dịch quân sự ở Ukraine.

Cảnh báo gây sốc khi kho vũ khí EU tụt hậu

GD&TĐ -Tổ hợp công nghiệp quân sự của Nga đã tăng cường sản xuất vũ khí kể từ khi bắt đầu chiến dịch quân sự ở Ukraine, xóa bỏ mọi dấu hiệu thiếu hụt.