Mặc dù có hậu môn tròn như tất cả các loài động vật có vú khác, những con gấu túi mũi trần không tạo ra những chất thải của chúng có viên tròn, cuộn hình ống hoặc đống lộn xộn; chúng là sinh vật duy nhất trên Trái đất tạo ra chất thải (phân) có hình khối lập phương.
Gấu túi mũi trần có nguồn gốc từ đồng bằng cỏ và rừng bạch đàn Australia, là một trong những loài động vật đáng yêu nhất thế giới. Đối với các chuyên gia động vật, loài gấu túi mũi trần là một bí ẩn không có lời giải đáp trong một thời gian dài. Tất cả đều do chất thải kỳ lạ của chúng.
Bạn thấy đấy, những con gấu túi mũi trần có khả năng độc đáo là tạo ra tới 100 mảnh phân hình khối đặc biệt mỗi ngày. Giờ đây, các nhà nghiên cứu cho biết họ đã khám phá ra cách loài động vật này tạo ra những viên phân có hình dạng bất thường.
Các nhà nghiên cứu tại Viện Công nghệ Georgia lần đầu tiên bắt đầu nghiên cứu khả năng đi vệ sinh của những con gấu túi mũi trần vào năm 2018, bằng cách phân tích các đặc điểm tiêu hóa của những con gấu túi mũi trần có liên quan đến tai nạn xe hơi.
Họ so sánh ruột của thú có túi với ruột của lợn, bằng cách chèn một quả bóng bay vào đường tiêu hóa của động vật để xem nó giãn ra như thế nào để phù hợp với quả bóng, và tìm thấy các vùng có độ dày và độ cứng khác nhau.
Sau đó, các nhà khoa học đã tạo ra một mô hình toán học 2D để mô phỏng cách các vùng ruột này co lại và mở rộng theo nhịp điệu của quá trình tiêu hóa trong nhiều ngày, định hình phân thành hình khối của nó.
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, các vùng ruột mềm hơn sẽ co bóp từ từ và tạo thành các góc cuối cùng của khối lập phương. Điều thú vị là ở hầu hết các loài động vật có vú, sự co bóp của các cơ ruột xảy ra theo mọi hướng, nhưng ở những con gấu túi mũi trần các mô có rãnh và những cơn co thắt không đều tạo hình dạng phân khác nhau.
Scott Carver, một nhà sinh thái học động vật hoang dã từ Đại học Tasmania, cho biết khả năng hình thành phân tương đối đồng đều và sạch sẽ là điểm duy nhất trong thế giới động vật.
Mặc dù nghiên cứu này có vẻ hoàn toàn vô nghĩa, hoặc chỉ nhằm thỏa mãn trí tò mò của con người, nhưng các nhà khoa học tham gia nghiên cứu nói rằng những tiết lộ mới này có thể có tác động lớn đến công nghệ nghiên cứu và sản xuất sức khỏe tiêu hóa của con người.
“Chúng ta hiện chỉ có hai phương pháp để sản xuất hình khối đó là tạo khuôn mẫu hoặc cắt nó ra. Bây giờ chúng ta có phương pháp thứ ba này”, Tiến sĩ Patricia Yang nói. Đó sẽ là một phương pháp hay để áp dụng vào quy trình sản xuất, cách tạo ra một khối lập phương bằng mô mềm thay vì chỉ dùng khuôn đúc.
Giờ đây, bí ẩn về cách những con gấu túi mũi trần tạo ra phân hình khối dường như đã được giải đáp.
Một số người cho rằng vì những con gấu túi mũi trần nhặt phân của chúng và xếp chồng lên nhau như một cách giao tiếp, hình dạng khối giúp chúng xây dựng các tháp phân cao hơn.
Một giả thuyết khác cho rằng vì gấu túi mũi trần có xu hướng sử dụng phân của mình để đánh dấu lãnh thổ của chúng trên đá và khúc gỗ, hình dạng lập thể của phân đảm bảo rằng nó sẽ không bị lăn ra.
Ngoài ra, thực tế thú vị là phân của những con gấu túi mũi trần mẹ trong điều kiện nuôi nhốt không có khối lượng như phân của những con hoang dã. Phân chuồng càng vuông, rõ ràng là con vật càng khỏe mạnh.