Kết quả PISA Việt Nam qua các chu kỳ

GD&TĐ - Điểm trung bình 3 môn của học sinh Việt Nam xếp thứ 34/81 quốc gia, đứng thứ 2 ở khu vực ASEAN sau Singapore.

Học sinh tham gia đánh giá.
Học sinh tham gia đánh giá.

Kết quả PISA chu kỳ 2012

PISA chu kỳ 2012 lĩnh vực Toán học là trọng tâm, kết quả PISA chu kỳ 2022 của Việt nam đã khiến nhiều chuyên gia giáo dục quốc tế bất ngờ, bởi Việt Nam là một quốc gia có thu nhập trung bình thấp. Tuy nhiên, học sinh Việt Nam vẫn đạt được thành tích cao trong cả ba lĩnh vực.

Mặc dù còn nhiều hạn chế về điều kiện giáo dục, kết quả này cho thấy nền giáo dục phổ thông của Việt Nam có chất lượng tốt, đặc biệt trong việc trang bị kiến thức cơ bản cho học sinh.

Sự thành công của Việt Nam trong PISA 2012 có thể đến từ văn hóa học tập kiên trì, chăm chỉ của học sinh và phương pháp giáo dục tập trung vào việc truyền đạt kiến thức. Tuy nhiên, sự phát triển các kỹ năng mềm, tư duy phản biện và sáng tạo vẫn là những lĩnh vực cần được cải thiện.

Kết quả PISA chu kỳ 2015

PISA chu kỳ 2015 lĩnh vực Khoa học là trọng tâm. Mặc dù điểm số ở một số lĩnh vực giảm, nhưng Việt Nam vẫn giữ vị trí cao trong lĩnh vực Khoa học cho thấy sự ổn định trong việc giảng dạy và học tập. Sự suy giảm trong điểm số Toán và Đọc hiểu cho thấy học sinh có thể gặp khó khăn trong việc áp dụng kiến thức lý thuyết vào thực tiễn và khả năng tư duy phản biện.

Kết quả PISA chu kỳ 2018

PISA chu kỳ 2018 lĩnh vực Đọc hiểu là trọng tâm. Việt Nam duy trì thứ hạng cao ở lĩnh vực Khoa học, điều này phản ánh chất lượng giảng dạy và sự quan tâm đến môn học này trong chương trình giáo dục.

Cải thiện trong Đọc hiểu: Kết quả lĩnh vực Đọc hiểu được cải thiện cho thấy học sinh ngày càng phát triển kỹ năng đọc, hiểu và phân tích thông tin, điều này rất quan trọng trong thời đại thông tin hiện nay.

Mặc dù kết quả lĩnh vực Toán của Việt Nam vẫn ở mức khá tốt, sự cải thiện không đáng kể so với năm 2015 cho thấy rằng học sinh Việt Nam vẫn gặp khó khăn trong việc giải quyết các vấn đề toán học có tính ứng dụng cao và tư duy phản biện.

Kết quả PISA chu kỳ 2022

Ngày 5/12/2023, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) công bố kết quả khảo sát PISA Việt Nam năm 2022. Kết quả này được OECD công bố công khai từ bài khảo sát về Toán, Đọc hoặc Khoa học của 6.068 học sinh ở 178 trường, đại diện cho khoảng 939.500 học sinh 15 tuổi ở Việt Nam.

Học sinh Việt Nam có điểm Toán trong nhóm cao nhất tính theo chỉ số về điều kiện kinh tế - xã hội

a.png

Điểm trung bình 3 môn của học sinh Việt Nam xếp thứ 34/81 quốc gia, đứng thứ 2 ở khu vực ASEAN sau Singapore. Cụ thể: Môn Toán Việt Nam xếp thứ 31/81 quốc gia (Singapore 1/81); Môn Khoa học: xếp thứ 35/81 quốc gia; Môn đọc: xếp thứ 34/81 quốc gia.

Học sinh Việt Nam có điểm Toán thuộc nhóm cao nhất chỉ sau Hongkong, Đài Loan, Hàn Quốc khi tính theo chỉ số PISA về điều kiện kinh tế - xã hội.

Chỉ số PISA về tình trạng kinh tế - xã hội và văn hóa được tính toán sao cho tất cả học sinh tham gia kỳ thi PISA, bất kể họ sống ở quốc gia nào, đều có thể được xếp vào cùng một thang đo kinh tế - xã hội. Điều này có nghĩa là có thể sử dụng chỉ số này để so sánh kết quả học tập của học sinh có hoàn cảnh kinh tế - xã hội tương tự ở các quốc gia khác nhau.

b.png

Việt Nam là ví dụ điển hình về kết quả học tập cao khi đầu tư cho giáo dục còn khiêm tốn

Kết quả chung cho thấy, chi tiêu cho giáo dục cao hơn có liên quan đến kết quả cao hơn ở môn Toán PISA. Tuy nhiên, Việt Nam là ví dụ điển hình về học sinh đạt kết quả học tập cao khi đầu tư cho giáo dục còn ở mức khiêm tốn.

Cụ thể, chi tiêu cho mỗi học sinh của Việt Nam từ 6 đến 15 tuổi chỉ khoảng 13.800 USD trong khi các quốc gia/nền kinh tế OECD có chi tiêu ở mức 75.000 USD, nhưng điểm trung bình môn Toán của học sinh Việt Nam đạt là 438 điểm - một trong những mức cao nhất dành cho học sinh có nền tảng kinh tế - xã hội tương tự.

Kết quả PISA chu kỳ 2012, 2015, 2018 và 2022

Lĩnh vực
Quốc gia
Chu kỳ 2012
Chu kỳ 2015
Chu kỳ 2018
Chu kỳ 2022
TB
Xếp hạng
TB
Xếp hạng
TB
Thứ hạng
TB
Xếp hạng
Khoa học
OECD
501
493
489
485
Việt Nam
528
8/65
525
8/70
543
4/79
472
35/81
Toán
OECD
494
490
489
472
Việt Nam
511
17/65
495
22/70
496
24/79
469
31/81
Đọc hiểu
OECD
496
493
487
476
Việt Nam
508
19/65
487
32/70
505
13/79
462
34/81

Chu kỳ 2018, OECD công bố kết quả PISA của Việt Nam nhưng không đưa vào thang so sánh với quốc tế do có điểm khác biệt về mô hình câu trả lời của Việt Nam (khảo sát trên giấy) khi so sánh với các nước OECD.

Các chỉ số của Việt Nam gần với mức trung bình của 38 quốc gia OECD

Theo báo cáo của OECD, kết quả đánh giá của học sinh Việt Nam đạt điểm gần với mức trung bình của OECD ở cả môn Toán, môn Đọc và Khoa học, cụ thể:

72% học sinh đạt trình độ Toán ít nhất ở cấp độ 2 (trung bình OECD: 69%). Khoảng 5% học sinh ở Việt Nam có thành tích đứng đầu môn Toán, nghĩa là các em đạt được cấp độ 5 hoặc 6 trong kỳ thi toán PISA (trung bình OECD: 9%).

77% học sinh ở Việt Nam đạt trình độ Đọc 2 trở lên (trung bình OECD: 74%). 1% học sinh đạt thành tích cao, điểm 5 trở lên ở môn đọc (trung bình OECD: 7%).

79% học sinh ở Việt Nam đạt trình độ 2 trở lên ở môn Khoa học (trung bình OECD: 76%). 2% học sinh đạt thành tích cao trong môn khoa học, nghĩa là các em thành thạo ở Cấp độ 5 hoặc 6 (trung bình OECD: 7%).

Từ kết quả khảo sát do OECD công bố trên đây, bằng cách so sánh kết quả trên phạm vi quốc tế, các nhà hoạch định chính sách và nhà giáo dục ở Việt Nam có thể học hỏi từ chính sách và thực tiễn của các nước khác. Kết quả khảo sát đồng thời cung cấp cách nhìn sâu sắc về việc hệ thống giáo dục đang chuẩn bị tốt như thế nào cho học sinh trước những thách thức trong cuộc sống thực và thành công trong tương lai.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ngoại trưởng Iran Abbas Araghchi.

Mỹ và Iran đã đàm phán những gì?

GD&TĐ - Theo Reuters, Iran đã trao đổi trực tiếp với phía Mỹ trong cuộc đàm phán ở Oman về nhiều vấn đề, trong đó có vấn đề hạt nhân.