Kết quả 105 mẫu xét nghiệm COVID-19 tại tòa nhà 23 Phan Chu Trinh ra sao?

GD&TĐ - Liên quan ca bệnh 2240 người Nhật, là F1 của BN2229 đã tử vong, quận đã xét nghiệm cho 105 trường hợp tại tòa nhà 23 Phan Chu Trinh (nơi làm việc của bệnh nhân), tất cả đều âm tính COVID-19.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Chiều 17/2, Ban Chỉ đạo về công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 TP Hà Nội họp phiên thứ 91 dưới sự chủ trì của Phó Chủ tịch UBND TP Chử Xuân Dũng – Trưởng Ban chỉ đạo.

Phát biểu từ điểm cầu quận Tây Hồ, Chủ tịch UBND quận Tây Hồ cho biết, liên quan ca bệnh 2229 tử vong trên địa bàn, cơ quan chức năng đã tiến hành mổ tử thi xác định nguyên nhân.

Báo cáo tại phiên họp, Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm Phạm Tuấn Long cho biết, liên quan chùm ca bệnh tại tòa nhà 23 Phan Chu Trinh, quận đã xét nghiệm cho 105 trường hợp tại tòa nhà, tất cả đều âm tính.

Trước đó, chiều 15/2, Hà Nội nghi nhận 1 bệnh nhân COVID-19 mới BN2240 là nam, 43 tuổi, quốc tịch Nhật Bản, địa chỉ: P1507 khách sạn Somerset - số 2, Quảng An, Tây Hồ, nhân viên văn phòng: Chi nhánh Công ty TNHH Mitsui Việt Nam tại Hà Nội (Tầng 9 tòa nhà Sun Red River, 23 Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm).

Bệnh nhân là F1 của BN2234 và BN2229 (họp cùng ngày 2/2/2021), kết quả xét nghiệm ngày 15/2 dương tính. Hiện nay các đơn vị đang tiếp tục điều tra các trường hợp liên quan. Các đơn vị y tế đã khẩn trương điều tra, khoanh vùng xử lý dịch, phun khử trùng tại tất cả các địa điểm có liên quan tới ca bệnh.

Liên quan đến các bệnh nhân này, quận Tây Hồ cho biết quận đã lấy mẫu xét nghiệm khách và nhân viên khách sạn tại đây và đều cho kết quả âm tính.

Quận Hoàn Kiếm cho biết, đã thực phun khử khuẩn toà nhà 23 Phan Chu Trinh có liên quan đến bệnh nhân người Nhật Bản; lấy mẫu xét nghiệm 105 người.

Giám đốc Sở Y tế Nguyễn Khắc Hiền cho biết liên quan đến bệnh nhân Nhật Bản, hiện đang xác định nguyên nhân lây nhiễm, trong đó có nhiều giả thuyết như lây bệnh từ nước ngoài hoặc tại Việt Nam và nếu bệnh nhân bị nhiễm ở Hà Nội thì nguy cơ của Thủ đô rất cao.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Một hoạt động giáo dục, hướng nghiệp cho trẻ tự kỷ tại Trung tâm Hỗ trợ phát triển hòa nhập Hoa Xuyến Chi. Ảnh: Sỹ Điền

Kiến tạo tương lai cho trẻ tự kỷ

GD&TĐ - Các chuyên gia cho rằng, bên cạnh chính sách hỗ trợ của Nhà nước, cần có giải pháp về giáo dục hòa nhập, hướng nghiệp cho những trẻ yếu thế...

Dạy trẻ biết tự đưa ra quyết định cho bản thân để trẻ lớn lên có chính kiến. Ảnh minh họa: INT.

Trao quyền cho con

GD&TĐ - Nếu quyết định của con không có kết quả tốt, trẻ nên biết rằng tự bản thân sẽ phải chịu trách nhiệm về kết quả của mỗi lựa chọn.