Mở ngành đào tạo sát với nhu cầu xã hội, người học

GD&TĐ - Cử tri tỉnh Lâm Đồng đề nghị Bộ GD&ĐT xem xét khi mở ngành đào tạo cần căn cứ vào nhu cầu, đồng thời có định hướng nghề nghiệp đối với học sinh vì thực tế đào tạo dư thừa không định hướng nên một số sinh viên mới ra trường thất nghiệp, làm trái ngành nghề... gây lãng phí nguồn nhân lực và ảnh hưởng đến phát triển kinh tế của đất nước.

Mở ngành đào tạo sát với nhu cầu xã hội, người học

Về vấn đề này, Bộ GD&ĐT cho biết: Năm 2017, Bộ GD&ĐT đã ban hành Thông tư số 09/2017/TT-BGDĐT và Thông tư số 22/2017/TT-BGDĐT quy định điều kiện, trình tự, thủ tục mở ngành đào tạo và đình chỉ tuyển sinh, thu hồi quyết định mở ngành đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ và tiến sĩ. Trong đó quy định: “Ngành đăng ký đào tạo phảiphù hợp với nhu cầucủa xã hội và người học; phù hợp với yêu cầunguồn nhân lực chosựphát triển kinh tế- xã hội của địa phương, vùng,miền vàcảnước; phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của cơ sở đào tạo”. Đây là nhiệm vụ mà cơ sở đào tạo phải tiến hành khảo sát đánh giá cụ thể.

Tuy nhiên, các số liệu về nhu cầu nguồn nhân lực của nhiều địa phương chưa đủ và công tác xác định việc làm cho từng nhóm ngành được sử dụng tại địa phương chưa rõ ràng, gây khó khăn cho các cơ sở trong việc xác định nhu cầu đào tạo từng ngành.

Căn cứ vào nhu cầu nguồn nhân lực và số lượng sinh viên đăng ký học các ngành trong 3 năm liên tiếp, các cơ sở đào tạo đã tự phân bố chỉ tiêu tuyển sinh hàng năm cho từng ngành đào tạo.

Theo các thông tư này, nếu liên tiếp trong 5 năm đối với ngành đào tạo trình độ thạc sĩ và đại học, 8 năm đối với ngành đào tạo trình độ tiến sĩ không tuyển sinh được sẽ phải tạm đình chỉ tuyển sinh.

Ngoài ra, Điều 32 và Điều 33 về mở ngành đào tạo trong Luật sửa đổi, bổ sung Luật Giáo dục đại học (có hiệu lực từ 1/7/2019) khẳng định lại: Ngành đào tạo phải phù hợp với nhu cầu nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, vùng, cả nước, của từng lĩnh vực bảo đảm hội nhập quốc tế… Các cơ sở giáo dục ĐH đạt chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục được tự chủ mở ngành trình độ ĐH; các cơ sở giáo dục ĐH đã đạt kiểm định chất lượng chương trình đào tạo trình độ ĐH thì được tự chủ mở ngành đào tạo trình độ thạc sĩ ngành phù hợp, đạt kiểm định chất lượng chương trình đào tạo trình độ ĐH, trình độ thạc sĩ được tự chủ mở ngành đào tạo trình độ tiến sĩ ngành phù hợp, trừ các ngành thuộc lĩnh vực sức khỏe, an ninh, quốc phòng, đào tạo giáo viên. 

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Thí sinh dự thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia TPHCM tổ chức năm 2024. Ảnh: VNU-HCM

Trường ĐH KHXH&NV TPHCM tuyển mới 3 ngành

GD&TĐ - Kinh doanh thương mại Hàn Quốc, Quốc tế học và Nghệ thuật học lần đầu được Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia TPHCM tuyển sinh.