Gặp tác giả bài viết "Hoa của núi rừng"...

GD&TĐ - Với tác phẩm “Hoa của núi rừng”, cô giáo Nguyễn Thị Tuyết Nhung là giáo viên dạy tại trường THCS Lao Bảo (Hướng Hoá – Quảng Trị) đã đạt giải Khuyến khích tại cuộc thi “Những tấm gương tâm huyết, sáng tạo học và làm lời theo Bác” lần thứ III do Báo GD&TĐ tổ chức.

Cô giáo Nguyễn Thị Tuyết Nhung
Cô giáo Nguyễn Thị Tuyết Nhung

Chia sẻ cùng Báo GD&TĐ, cô giáo Nguyễn Thị Tuyết Nhung cho biết: “Năm học 2019 -  2020 nhà trường phát động cuộc thi “Những tấm gương tâm huyết, sáng tạo học và làm lời theo Bác” lần thứ III do Báo GD&TĐ tổ chức. Bản thân tôi thấy đây là một trong những cuộc thi hết sức thiết thực bởi tính thực tế, người thật, việc thật.

Cuộc thi này, giúp cho bản thân tôi cũng như quý thầy cô khác biết được đâu đó vẫn có rất nhiều tấm gương tâm huyết, đổi mới sáng tạo đã hy sinh, cống hiến cho sự nghiêp nước nhà giữa cuộc sống đời thường”...

Sau khi nghiên cứu, tìm hiểu thể lệ, nội dung và hình thức của cuộc thi, tôi đã tìm và viết về em - cô học trò cũ người dân tộc Bru Vân Kiều – Hồ Thị Nễ. Trong thời gian em học tập và rèn luyện ở trường, em đã để lại những dấu ấn khó quên trong lòng thầy cô và bạn bè bởi tính kiên kì, chịu khó, nhẫn nại và khả năng sáng tạo của bản thân.

Nhân vật trong tác phẩm “Hoa của núi rừng” là em học sinh Hồ Thị Nễ, mặc dù em không phải là người Bru Vân Kiều đạt giải học sinh giỏi văn hóa cấp Huyện nhưng em là người đầu tiên đạt giải Nghiên cứu khoa học kĩ thuật cấp Tỉnh của Trường THCS Lao Bảo nói riêng và Phòng Giáo dục Hướng Hóa nói chung. Với thành tích đó, em đã làm thay đổi được tư duy suy nghĩ của người Bru Vân Kiều. Thông qua em, tôi muốn lan tỏa đến các thế hệ học sinh cần phải nổ lực hết mình trong học tập và rèn luyện.  

Hồ Thị Nễ sinh ra trong một gia đình khá đông con - 5 chị em, em là con thứ 2, điều kiện kinh tế khá chật vật. Cuộc sống của gia đình em chỉ trông chờ vào mấy sào lúa, mặc  dù bố mẹ em làm lụng hết sức rất vất vả nhưng cũng cố gắng nuôi mấy chị em Nễ ăn học. Trong khi đó mẹ em thường xuyên đau ốm nên mọi việc lên nương xuống rẫy chỉ mình bố đảm đương.

Cô giáo Nguyễn Thị Tuyết Nhung trong giờ lên lớp
Cô giáo Nguyễn Thị Tuyết Nhung trong giờ lên lớp

Một mình bố phải lo cho 9 miệng ăn trong gia đình vì các chị em của Nễ đều đang tuổi ăn tuổi học cộng với ông bà nội tuổi già sức yếu không tự trang trải được cuộc sống mưu sinh. Nhiều lần cô học trò nhỏ ấy có ý định nghỉ học để phụ bố mẹ trong việc nương rẫy và cuộc sống mưu sinh.

Nhưng mỗi lần có ý định bỏ học, thì trong đầu em lại lóe lên những suy nghĩ: phải cố gắng, phấn đấu vượt qua khó khăn học tập không chỉ để có kiến thức để sau này thoát nghèo mà còn để làm gương cho các em trong gia đình cũng như các bạn trong bản noi theo. Và suy nghĩ đó đã thôi thúc em phấn đấu, cố gắng trong học tập.

Trong thời gian học tập tại trường THCS Lao Bảo, em không chỉ là một học sinh chăm ngoan, gương mẫu trong việc chấp hành tốt nội quy của nhà trường mà em còn là một cộng tác viên rất tích cực trong việc vận động, tiếp sức cùng bạn đến trường. Những học sinh ở bản em bỏ tiết, nghỉ học hoặc có ý định bỏ học em đều tìm đến động viên hoặc tìm hiểu nguyên nhân để thuyết phục các bạn đến trường. Bằng tinh thần trách nhiệm, sự nhiệt tình và khôn khéo của mình em đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Cô giáo Nguyễn Thị Tuyết Nhung (SN 1981), quê ở Triệu Phước, Triệu Phong, Quảng Trị. Năm 2003 bạn thân ra trường, tình nguyện đến công tác tại các bản vùng sâu vùng xa. Sau khi hoàn thành nghĩa vụ tại vùng khó, năm 2005 được UBND huyện Hướng Hóa chuyển tôi về công tác tại Trường THCS Lao Bảo cho đến nay. Trong thời gian công tác tại trường, bản thân luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, tích cực hưởng ứng các cuộc thi do các cấp tổ chức.

Mặc dù điều kiện kinh tế khá khó khăn, một buổi đi học, một buổi em phải lên rẫy phụ giúp gia đình và kiếm thêm mớ rau, măng rừng… tranh thủ đem về chợ bán để kiếm thêm tiền. Và những đồng tiền em kiếm được không là bao nhưng cũng dành dụm đủ để em sắm cho mình 1 cái giá sách, sửa soạn một góc học tập nhỏ nhắn, gọn gàng và đó cũng là ước mơ của bao bạn học sinh vùng bản. Với tinh thần hiếu học em đã cố gắng vượt qua những khó khăn trở ngại, những cám dỗ bên lề của cuộc sống đặc biệt là tập tục bản địa.

Với tôi, cuộc thi viết về : “Những tấm gương tâm huyết, sáng tạo học và làm theo Bác” đây là một trong những cuộc thi hết sức thiết thực bởi tính thực tế, người thật, việc thật. Cuộc thi này, giúp cho bản thân tôi cũng như quý thầy cô khác biết được đâu đó vẫn có rất nhiều tấm gương tâm huyết, đổi mới sáng tạo đã hy sinh, cống hiến cho sự nghiêp nước nhà giữa cuộc sống đời thường… Cô giáo Nhung tâm sự.

Có thể thấy rằng, cuộc thi đã có tầm ảnh hưởng và tác động rất lớn đến suy nghĩ và công việc không chỉ của bản thân mà còn của cả tất cả học sinh, sinh viên và giáo viên.  Đó là những tấm gương cần nhân rộng để lan tỏa đến mọi người và để mỗi một cá nhân chúng ta tự tu dưỡng, rèn luyện xứng đáng với sự mong mỏi mà Đảng và Bác Hồ giao phó.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Hiệu quả là mấu chốt

GD&TĐ - Theo ADB, nhu cầu toàn cầu suy giảm và lãi suất quốc tế cao đã tác động đến tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2023.