ĐH Đà Nẵng triển khai dự án Phòng thí nghiệm Công nghệ số

GD&TĐ - Ngày 19/1, Trường ĐH Bách khoa, ĐH Đà Nẵng và Công ty Hitachi Systems Việt Nam ký kết triển khai dự án “Phòng Thí nghiệm Công nghệ số”.

Trường ĐH Bách khoa, ĐH Đà Nẵng và Công ty Hitachi Systems Việt Nam ký kết.
Trường ĐH Bách khoa, ĐH Đà Nẵng và Công ty Hitachi Systems Việt Nam ký kết.

Để đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật cao, hướng tới kỳ vọng chương trình Make in Vietnam 4.0 của Chính phủ Việt Nam, Hitachi và Siemens hợp tác nghiên cứu đầu tư triển khai Dự án Phòng thí nghiệm thông minh ứng dụng công nghệ 4.0 tại trường ĐH Bách khoa – ĐH Đà Nẵng.

Trên tinh thần hợp tác đôi bên, hai đơn vị cùng khai thác những kiến ​​thức và kinh nghiệm trong việc cung cấp công nghệ trong lĩnh vực Cách mạng Công nghiệp 4.0 để phát triển Phòng Thí nghiệm Công nghiệp số của trường.

Phía Hitachi đưa ra đề xuất các thiết bị và phần mềm cần thiết phục vụ hoạt động đào tạo tại phòng thí nghiệm công nghiệp số và hỗ trợ huấn luyện thực tiễn tại các phòng thí nghiệm này.

Hitachi sẽ cung cấp các thiết bị và phần mềm tự động hóa và truyền động, bản quyền phầm mềm Quản lý Vòng đời Sản phẩm (Product Lifecycle Management, gồm có NX, Teamcenter, Technomatix …) và các nội dung cần thiết khác của chương trình giáo dục và đào tạo Công Nghệ 4.0.

PGS.TS Đoàn Quang Vinh – Hiệu trưởng trường ĐH Bách khoa, ĐH Đà Nẵng cho biết: “Việc ký kết hợp tác triển khai dự án Phòng thí nghiệm Công nghiệp số là bước đi có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Khi phòng thí nghiệm đi vào hoạt động, hàng nghìn sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh thuộc các khoa Cơ khí, Cơ khí Giao thông, Điện, Điện tử Viễn thông, Công nghệ thông tin... sẽ được trải nghiệm công nghệ tự động hóa, số hóa mà các công ty toàn cầu đang sử dụng để thiết kế những sản phẩm tân tiến nhất hiện nay như ô tô, máy bay, tàu thủy, thiết bị điện tử công nghệ cao...

Đặc biệt, các giải pháp từ Hitachi được cung cấp cho Trường ĐH Bách khoa, ĐH Đà Nẵng bao gồm NX (CAD/CAM/CAE), Teamcenter, Simcenter, Tecnomatix…. Đây là những phần mềm quản lý vòng đời sản phẩm, tự động hóa hàng đầu thế giới. Những SV ra trường khi đã được học tập, nghiên cứu với các công nghệ cao của phòng thí nghiệm này sẽ có cơ hội thuận lợi trong việc làm, dễ dàng tiếp cận với công việc và các giải pháp ứng dụng công nghệ cao trên thế giới”.

Cách mạng công nghiệp 4.0 dựa trên 3 lĩnh vực chính là kỹ thuật số (bao gồm dữ liệu lớn – big data, vạn vật kết nối internet – IoT, trí tuệ nhân tạo – AI), công nghệ sinh học và vật lý. Tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 đối với các doanh nghiệp là rất lớn khi khi vạn vật được kết nối bởi internet.

Hệ thống máy móc có thể giao tiếp với nhau thông qua internet mà không cần sự có mặt của con người, dây chuyền sản xuất sẽ được vận hành tự động tương ứng với lượng sản phẩm tồn kho. Các doanh nghiệp sản xuất chi tiết cũng sẽ được kết nối với doanh nghiệp lắp ráp, doanh nghiệp vận chuyển, cửa hàng phân phối và tiêu thụ để thành một thể thống nhất.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa ITN.

Giải pháp căn cơ

GD&TĐ - Giải pháp căn cơ vẫn là ưu tiên quỹ đất cho trường học, xây thêm trường...
Ông Trần Quí Thanh lãnh 8 năm tù.

Ông Trần Quí Thanh bị phạt 8 năm tù

GD&TĐ - Sáng 25/4, TAND TPHCM tuyên phạt 8 năm tù đối với bị cáo Trần Quí Thanh (Chủ tịch Tân Hiệp Phát) về tội "Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản".