Kết hợp chặt chẽ nhà trường, gia đình, xã hội nâng hiệu quả đổi mới giáo dục

GD&TĐ - Cử tri tỉnh Long An kiến nghị: Khi triển khai đổi mới căn bản, toàn diện về giáo dục phải kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội, đảm bảo nâng cao chất lượng và hiệu quả.

Ảnh minh họa Internet.
Ảnh minh họa Internet.

Đồng thời, nội dung Chương trình, sách giáo khoa mới phải phù hợp với sự phát triển hiểu biết của học sinh, tránh gây áp lực trong quá trình học tập và giảng dạy đối với giáo viên và học sinh.

Bộ GD&ĐT cho biết: Nhằm đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh theo tinh thần Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ đã và đang triển khai đồng bộ các giải pháp, cụ thể như sau:

Tiếp tục chỉ đạo các cơ sở giáo dục triển khai quy định về công tác phối hợp nhà trường - gia đình - xã hội trong Luật Giáo dục 2019, văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Bộ GD&ĐT để giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho học sinh. Phát huy vai trò, trách nhiệm của gia đình trong việc chăm sóc và giáo dục học sinh; nâng cao hiệu quả phối hợp giữa cơ sở giáo dục và gia đình học sinh, cơ quan, tổ chức trên địa bàn để triển khai các biện pháp giáo dục, tạo điều kiện thuận lợi để học sinh học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ và khẳng định năng lực của bản thân.

Theo quy định tại Chương trình giáo dục phổ thông 2018, gia đình, cha mẹ học sinh được hướng dẫn phối hợp và tham gia giáo dục học sinh theo yêu cầu của lớp học, cấp học và định hướng phát triển năng lực. Chương trình mới được xây dựng theo hướng tinh giản, hiện đại, thiết thực, giảm bớt kiến thức. Chương trình chú trọng giáo dục hành vi và chuẩn mực đạo đức, ý thức tuân thủ pháp luật, kỹ năng sống và giá trị sống cho học sinh (thông qua môn Đạo đức, Giáo dục công dân, Giáo dục Kinh tế và Pháp luật); Hoạt động trải nghiệm và Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp; tích hợp, lồng ghép nội dung giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh trong các môn học: Tiếng Việt, Ngữ văn, Lịch sử...

Mục đích nhằm phát triển toàn diện phẩm chất, năng lực học sinh; trong đó hình thành và phát triển những phẩm chất chủ yếu: Yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. Đồng thời, thực hiện đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và kiểm tra, đánh giá các môn học, hoạt động giáo dục từ tiểu học đến THPT theo hướng giảm áp lực cho học sinh, giáo viên và phụ huynh; giáo dục hài hòa đức, trí, thể, mỹ cho học sinh; chú trọng vào việc thực hành, vận dụng các kiến thức, kỹ năng đã được trang bị trong quá trình học tập để giải quyết các vấn đề trong thực tiễn cuộc sống.

Tiếp thu ý kiến của các cử tri, trong thời gian tới, Bộ GD&ĐT tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, rà soát, bổ sung, hoàn thiện chính sách, bồi dưỡng, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nâng cao hiệu quả quản lý góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.