Trong khi đó, các nguồn tin ngoại giao nói rằng Tổ chức Cấm Vũ khí hóa học đã mở một cuộc điều tra vào các cuộc tấn công ở Đông Ghouta để xác định liệu chất cấm có được sử dụng hay không.
Các lãnh đạo chính trị ở Pháp, Mỹ và Anh cho biết họ sẽ hỗ trợ hành động quân sự nếu phát hiện có bằng chứng chính quyền ông Bashar al-Assad sư dụng vũ khí hóa học.
Nga và Damascus cho rằng quân nổi dậy đã phá hỏng lệnh ngừng bắn, họ nói rằng các binh lính đã nã pháo vào một đường đi an toàn dành cho thường dân rời khỏi khu vực giao tranh. Trong khi đó quân nổi dậy bác bỏ điều này và một tướng cấp cao của Mỹ buộc tội Moscow “vừa châm lửa, vừa la làng” khi không kiểm soát được ông Assad.
Bộ trưởng Ngoại giao Nga Lavrov nói rằng Moscow sẽ tiếp tục kế hoạch ngừng bắn hàng ngày để tạo điều kiện cho hoạt động cứu trợ tại Đông Ghouta thông qua cái Moscow gọi là một hành lang nhân đạo.
Tuy nhiên, Liên hợp quốc cho rằng không thể cứu trợ hay sơ tán thường dân và tất cả các bên phải tuân thủ lệnh ngừng bắn 30 ngày mà Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đưa ra.
“Chúng tôi có những báo cáo sáng nay rằng giao tranh vẫn tiếp tục ở Đông Ghouta” – phát ngôn viên nhân đạo của Liên hợp quốc Jens Laerke cho biết – “Rõ ràng không thể một đoàn cứu hộ nào có thể ra vào trong tình hình như vậy”.
Ủy ban Chữ thập đỏ Quốc tế (ICRC) nói rằng họ đã sẵn sàng tới Đông Ghouta để hỗ trợ nhân đạo nhưng ngừng bắn 5 giờ mỗi ngày là quá ít.
Với cuộc tấn công Ghouta, chính phủ Syria đang vẽ ra những biện pháp quân sự mà họ đã dùng để tiêu diệt đối thủ của mình ở những khu vực khác của Syria, bao gồm phía đông Aleppo vào cuối năm 2016.