Kẻ hiếp dâm bị 400 phụ nữ tấn công trong phiên tòa

GD&TĐ - Akku Yadav đã gieo rắc nỗi khiếp sợ tại khu ổ chuột Kasturba Nagar, Ấn Độ, khi cưỡng hiếp hàng chục phụ nữ.

Akku Yadav đã cưỡng hiếp hơn 40 phụ nữ tại thành phố Nagpur. Yadav mua chuộc cảnh sát để bao che cho những hành vi phạm pháp của hắn.
Akku Yadav đã cưỡng hiếp hơn 40 phụ nữ tại thành phố Nagpur. Yadav mua chuộc cảnh sát để bao che cho những hành vi phạm pháp của hắn.

Phiên tòa khó quên

Ngày 13/8/2004, người dân Ấn Độ đồng loạt dõi về Tòa án thành phố Nagpur, nơi diễn ra phiên xử án trùm xã hội đen Akku Yadav. Có thông tin cho rằng, người này sẽ được thả tự do trong phiên tòa do thao túng cơ quan điều tra địa phương, dẫu bản thân hắn ta đứng sau nhiều vụ án chấn động thời điểm bấy giờ.

Vào khoảng 3 giờ chiều, với thái độ ung dung bước vào phòng xử án, Yadav bắt gặp một người phụ nữ từng bị hắn cưỡng hiếp. Hắn ta dừng lại, chế giễu cô, gọi cô là “gái điếm” và hét lên rằng sau khi ra tù, Yadav sẽ cưỡng hiếp nạn nhân một lần nữa. Viên cảnh sát đang áp giải chỉ vỗ vai Yadav và cười.

Trước thái độ của hắn, cô gái tức giận, dùng giày đánh vào đầu Yadav và hét lên: “Cả hai chúng ta không thể cùng tồn tại. Chỉ có anh hoặc tôi”. Ngay lập tức, hàng loạt phụ nữ có mặt trong phòng xử án đứng dậy, ném ớt bột vào mặt Yadav và đâm dao vào hắn.

Yadav đã bị tấn công bởi 200 - 400 người phụ nữ có vũ trang trong vòng 15 phút. Hắn ta bị đâm ít nhất 70 nhát dao. Một trong số những người phụ nữ đã cắt lìa dương vật của hắn ta.

Tiếng kêu cứu của Yadav lọt thỏm giữa tiếng hét của đám đông. Hắn ta run rẩy gào thét: “Hãy tha thứ cho tôi. Tôi sẽ không tái phạm”. Thế nhưng, cuối cùng, Yadav qua đời ngay tại hiện trường, hưởng dương 32 tuổi. Xung quanh thi thể của hắn ta, máu hòa trộn với bột ớt.

Không ít cảnh sát có mặt tại hiện trường cũng bị ném bột ớt vào mặt. Các cảnh sát áp giải Yadav phải bỏ chạy vì khiếp sợ đám đông phụ nữ.

Sau khi hành sự, những người phụ nữ trở về khu ổ chuột Kasturba Nagar, thông báo với mọi người rằng Yadav đã chết. Cả khu cùng nhau ăn mừng. Các gia đình bật nhạc và nhảy múa trên đường phố như đang tổ chức lễ hội.

Đối với người dân thành phố Nagpur, nhất là phụ nữ, Akku Yadav là cái tên gợi nên nhiều thương đau lẫn căm hờn.

Akku Yadav, tên thật là Bharat Kalicharan, sinh năm 1972, là một tay xã hội đen người Ấn Độ. Hắn ta sinh ra và lớn lên ở khu ổ chuột Kasturba Nagar, nằm bên ngoài thành phố Nagpur, bang Maharashtra, miền Trung Ấn Độ. Nơi đây là địa bàn của nhiều băng nhóm tội phạm khét tiếng trong khu vực.

Xuất phát điểm là một tên côn đồ vô danh tiểu tốt, Yadav đã trở thành ông trùm của khu ổ chuột. Hắn ta cai trị băng nhóm tội phạm kiểm soát khu ổ chuột bằng hình thức cướp bóc, tra tấn, thậm chí là giết người, để tống tiền.

Đây là nguồn thu nhập chính của băng đảng. Yadav và đàn em sẵn sàng làm tổn thương bất kỳ ai nếu họ không giao nộp tiền hay chọc giận hắn ta.

Câu chuyện của vợ chồng chị Pratibha Urkude là một ví dụ điển hình. Cả hai mở một tiệm tạp hóa nhỏ và đã bị Yadav quấy rối trong nhiều năm. Băng đảng của hắn ta lấy một số lượng hàng lớn nhưng không trả tiền hoặc trả ít hơn so với giá gốc. Đôi khi hắn ta bắt gia đình Urkude giao nộp tiền kiếm được hoặc đánh đập vợ chồng chị, phá hoại cửa hàng nếu họ không chịu khuất phục.

Đôi khi, hắn ta bắt cóc và cưỡng hiếp để bịt miệng hoặc đe dọa nạn nhân của các vụ tống tiền. Nhiều nạn nhân bị hắn ta cưỡng hiếp là người Dalit, tầng lớp thấp kém trong hệ thống đẳng cấp tại Ấn Độ, thường xuyên chịu đựng sự hành hạ và phân biệt. Đối với họ, bị hãm hiếp là một vết nhơ nên không ai dám tiết lộ sự việc, tạo cơ hội cho Yadav ngày càng lộng hành.

Tội ác ghê tởm

Vụ án được chuyển thể thành phim tài liệu 'Indian Predator: Murder in a Courtroom'.

Vụ án được chuyển thể thành phim tài liệu 'Indian Predator: Murder in a Courtroom'.

Tội ác được biết đến sớm nhất của Yadav là vụ cưỡng hiếp hàng loạt vào năm 1991. Những cư dân sống tại khu ổ chuột truyền tai nhau câu chuyện rằng phụ nữ trong mọi căn nhà ở Kasturba Nagar đều đã bị hắn ta nhòm ngó. Số nạn nhân có thể hơn 40 người, trong đó nạn nhân nhỏ tuổi nhất mới 10 tuổi.

Một nạn nhân giấu tên kể: “Chúng tôi đã sống trong sợ hãi mỗi giây phút thức giấc. Trẻ em không đi học. Giống như nhiều phụ nữ, tôi cũng không dám bước chân ra khỏi nhà. Tất cả chỉ vì Akku Yadav”.

Còn một người khác bật khóc chia sẻ: “Hắn đến nhà tôi lúc 4 giờ sáng, hung hăng gõ cửa tự xưng là quan chức cảnh sát. Khi bước vào nhà, Yadav dùng dao đâm vào đùi chồng tôi, nhốt trong phòng tắm và kéo tóc lôi tôi ra ngoài”.

Yadav bạo hành những người phụ nữ địa phương để kiểm soát và khuất phục đàn ông. Hắn ta cũng ra lệnh cho tay sai kéo những cô gái trẻ, có người chỉ mới 12 tuổi, đến một tòa nhà bỏ hoang để cưỡng hiếp tập thể.

Rất nhiều nạn nhân của Yadav đã báo cảnh sát nhưng đều bị lực lượng chức năng ngó lơ. Thậm chí có cảnh sát cho rằng họ bị như vậy vì tính cách buông thả. Có người sau khi tố giác sẽ chết bí ẩn.

Dần dần, những phụ nữ sống trong im lặng và chỉ biết co cụm trong nhà. Họ không biết rằng Yadav đã hối lộ tiền để mua chuộc cảnh sát. Chính vì vậy, dù bị bắt 14 lần vì các đơn tố cáo, hắn ta vẫn được thả tự do.

Tuy nhiên, trong số những người phụ nữ từng là nạn nhân của Yadav, Usha Narayane đã vùng lên. Khi biết Yadav cưỡng hiếp một người hàng xóm, Usha đã khuyên nạn nhân gửi đơn tố cáo cho cảnh sát.

Điều này khiến hắn ta tức giận và kéo 40 đàn em đến bao vây nhà cô. Hắn mang theo một chai axit và dọa rằng nếu Usha không rút đơn kiện, hắn sẽ làm hại cô và gia đình.

Usha không chịu đầu hàng và chặn cửa, gọi báo cảnh sát nhưng nhà chức trách không bao giờ đến. Hiểu rằng không ai có thể cứu mình ngoài bản thân, Usha bèn bật bình gas và đốt một que diêm. Từ trong nhà, cô lớn giọng nói rằng sẽ cho nổ tung cả nhà nếu người của Yadav dám phá cửa. Vì vậy, hắn ta cùng đàn em phải tạm ngưng tấn công.

Que diêm tuy không phát nổ bình gas nhưng đã châm ngòi cho một cuộc “nổi dậy” công khai chưa từng có trong khu ổ chuột. Người dân tự trang bị đá, gậy gộc và bắt đầu tấn công đàn em của Yadav bất cứ khi nào có cơ hội. Vì vậy, đám côn đồ phải chạy khỏi khu ổ chuột và bỏ rơi ông chủ của chúng.

Ngày 4/8, với sự trợ giúp của anh rể là luật sư, Usha đã tổ chức một cuộc họp báo, mời các cơ quan truyền thông lớn đến để làm rõ hành vi đồi bại của Yadav. Cô cũng khuyến khích người dân tại khu ổ chuột ký đơn kiện tập thể và nộp lên cơ quan chức năng có thẩm quyền.

Hai ngày sau, người dân trong khu ổ chuột tìm đến nhà của Yadav và châm lửa thiêu rụi nó. Lo sợ cho tính mạng của mình, Yadav đã nhờ cảnh sát bảo vệ. Họ bắt hắn vào ngày 7/8. Một số người cho rằng, Yadav chấp nhận bị bắt và ở trong tù chờ đến khi mọi chuyện lắng xuống.

Tức nước vỡ bờ

Cảnh sát bắt giữ nhiều phụ nữ trong vụ tấn công với cáo buộc giết người.

Cảnh sát bắt giữ nhiều phụ nữ trong vụ tấn công với cáo buộc giết người.

Usha (trái) và chị gái đã tham gia vụ tấn công tại Tòa án thành phố Nagpur.

Usha (trái) và chị gái đã tham gia vụ tấn công tại Tòa án thành phố Nagpur.

Đến phiên điều trần ngày 13/8, hơn 400 phụ nữ đã có mặt tại phòng xử án số 7 của Tòa án thành phố Nagpur. Họ đã hiệp lực để tấn công Yadav. Kết quả khám nghiệm tử thi cho thấy trên người hắn ta có 74 vết thương.

Usha bộc bạch: “Đó là một cảm xúc bộc phát. Chúng tôi thống nhất rằng nếu cần sẽ vào tù nhưng người đàn ông này sẽ không bao giờ trở ra khỏi tòa án và khủng bố chúng tôi, con cái chúng tôi nữa”.

Năm người phụ nữ tham gia vụ tấn công bị bắt nhưng được thả ra do áp lực từ các cuộc biểu tình lan rộng trong thành phố. Tất cả phụ nữ sống trong khu vực đều đứng ra nhận trách nhiệm về vụ giết hại Yadav.

Sau đó, Usha cùng 21 phụ nữ khác bị cảnh sát bắt và bị buộc tội giết người. Đám đông gồm 400 phụ nữ và hơn 100 đàn ông, trẻ em đã tập trung tại tòa án để bày tỏ sự ủng hộ với các bị cáo. Họ tuyên bố sẽ không di chuyển cho đến khi những người này được tại ngoại.

Một thẩm phán đương nhiệm cũng đứng về phía người dân. Người này đã chỉ ra lời khai của cảnh sát là không đáng tin cậy và trích dẫn báo cáo khám nghiệm tử thi phát hiện có rượu trong người Yadav. Điều này chứng tỏ hắn ta đã được cảnh sát “ưu ái” trong thời gian tạm giam.

Cựu thẩm phán Tòa án tối cao Ấn Độ, Bhau Vahane, cũng công khai bảo vệ những người phụ nữ đã giết Akku Yadav. Ông phân tích: “Trong hoàn cảnh của những người phụ nữ đó, họ không còn lựa chọn nào khác ngoài kết liễu Yadav.

Những người phụ nữ này đã nhiều lần cầu xin cảnh sát bảo vệ nhưng bất thành. Hành động của họ là tự bảo vệ mình vì luật pháp và cơ quan thực thi pháp luật không làm điều đó”.

Các phương tiện truyền thông trích nguồn thông tin cho biết hơn 200 phụ nữ đã đứng ra nhận tội. Đến năm 2012 và 2014, những người bị cáo buộc liên quan đến vụ giết Yadav đều được thả tự do.

Kể từ đó, nhiều nạn nhân chuyển đi nơi khác sống với hy vọng làm lại cuộc đời. Tuy nhiên, Usha cùng nhiều người trong số họ thừa nhận nỗi sợ và nỗi ám ảnh vẫn còn đó. Dù Yadav đã chết, bóng ma của hắn vẫn đeo bám những người phụ nữ về sau.

Năm 2022, nền tảng xem phim trực tuyến Netflix đã ra mắt bộ phim tài liệu về vụ án mang tên “Indian Predator: Murder in a Courtroom” (tạm dịch: Sát nhân Ấn Độ: Giết người trong phòng xử án). Bộ phim dựa trên hồi ức và lời kể của các nhân chứng.

Theo India Express

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Một số hiện vật bằng vàng trong Kho báu Staffordshire. Ảnh minh họa: Nationalgeographic.com

Kho báu Staffordshire

GD&TĐ - Năm 2009, Anh phát hiện kho báu khảo cổ gây chấn động thế giới ở Staffordshire.

Nhiều bố mẹ dạy con rằng “Là con trai phải mạnh mẽ”, nhưng dường như câu nói đó vô tình khiến nhiều trẻ không dám thể hiện cảm xúc chân thực của mình. Ảnh minh họa: INT.

Con trai không được khóc?

GD&TĐ - Nhiều cha mẹ đau đầu khi thấy con tuy đã lớn, đặc biệt là con trai, nhưng vẫn thường xuyên khóc nhè.