Israel: Đại dịch lộ điểm yếu của ngành giáo dục

GD&TĐ - Khoảng cách kinh tế - xã hội, thiếu sự sáng tạo và tính linh hoạt đã tác động đến khả năng học tập của học sinh và khả năng đào tạo trong các cơ sở giáo dục Israel.

Hệ thống giáo dục Israel cần đổi mới linh hoạt và sáng tạo.
Hệ thống giáo dục Israel cần đổi mới linh hoạt và sáng tạo.

TS Tammy Hoffman, nhà nghiên cứu tại Viện Dân chủ Israel, cho biết trước dịch Covid-19, hệ thống giáo dục Israel đã tụt hậu so với nhiều quốc gia trong Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD). Nhưng đại dịch đã khiến vấn đề trở nên trầm trọng.

“Khi cuộc khủng hoảng mới xuất hiện, chúng tôi hy vọng đây là cơ hội để hệ thống giáo dục thay đổi. Tuy nhiên, 2 năm đã trôi qua và cơ hội này đã bị bỏ lỡ. Hệ thống giáo dục đã mất đi tính linh hoạt và chuyên môn”, bà Tammy cho biết.

Một trong những mục tiêu của Bộ Giáo dục Israel là tạo cơ hội “công bằng và bình đẳng để thúc đẩy tính linh hoạt trong xã hội”. Nhưng xã hội Israel vốn không đồng nhất với nhiều khoảng cách giữa các tầng lớp xã hội. Sự bất bình đẳng này cũng in hằn trong hệ thống giáo dục. Ở những khu vực trình độ kinh tế - xã hội càng thấp, tỷ lệ học sinh, sinh viên đi học cũng giảm.

Ngoài ra, tỷ lệ sinh trung bình tại Israel là ba con, cao hơn so với mức trung bình của OECD. Để học từ xa hiệu quả, mỗi gia đình cần ít nhất hai máy tính, kết nối Internet nhanh và ổn định.

Ở những khu vực giàu có, nơi phụ huynh có thể trang bị đầy đủ thiết bị học tập cho con cái, tác động từ việc đóng cửa trường học gần như không đáng kể. Nhưng ở những khu vực có mức độ kinh tế - xã hội thấp hơn, học sinh không được chuẩn bị để học online.

Năm 1996, Israel đặt mục tiêu mỗi trẻ em đều được sở hữu một máy tính. Nhưng đến năm 2020 và hiện nay, mục tiêu này chưa thể đạt được. Nhiều trẻ em Israel, dù đến tuổi đại học, vẫn không được chuẩn bị máy tính. Kết nối Internet cũng khan hiếm.

“Những điều này cho thấy, mỗi tầng lớp xã hội có ưu tiên khác nhau, cách tiếp cận giáo dục khác nhau. Kết quả là học sinh không có cơ hội được giáo dục bình đẳng. Những em lớn lên trong hoàn cảnh khó khăn càng kém xa bạn bè đồng trang lứa”, bà Tammy cho hay.

Bên cạnh đó, chương trình học trực tuyến tại Israel trong 2 năm qua được các chuyên gia giáo dục đánh giá là thiếu sự linh hoạt và sáng tạo. Nội dung bài học chuyển gần như hoàn toàn từ trực tiếp sang trực tuyến, dẫn đến tình trạng phương pháp truyền đạt khô khan, học sinh ít có cơ hội tận dụng thiết bị kỹ thuật và tự học.

Một phần nguyên nhân của điều này đến từ việc hệ thống giáo dục Israel từ lâu đã không đổi mới. Chương trình giáo dục đã giữ nguyên trong nhiều năm, bất chấp Israel được coi là “quốc gia khởi nghiệp”. Nội dung học cũng chưa thể theo kịp những tiến bộ mới của đất nước.

Để thay đổi điều này, nhiều chuyên gia khuyến nghị Chính phủ Israel tăng ngân sách giáo dục trong những năm gần đây. Ngoài ra, khi trường học tái mở cửa, chính phủ cần có chính sách hỗ trợ sức khỏe tâm thần cho học sinh, giáo viên; tổ chức bồi dưỡng kiến thức cho những học sinh tụt hậu trong thời gian học trực tuyến.

Theo Ynetnews

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hội viên Chi hội phụ nữ bản Hỏm Hốc tìm hiểu mô hình kinh tế của gia đình chị Lò Thị Mông.

Chị Mông làm kinh tế giỏi

GD&TĐ - Trong cuộc sống vô vàn khó khăn, chị Lò Thị Mông đã vươn lên để trở thành một trong những hội viên làm kinh tế giỏi ở Tuần Giáo (Điện Biên).

Những ngày tháng Bảy, Khu di tích lịch sử Quốc gia Truông Bồn tiếp đón hàng chục đoàn du khách từ khắp nơi tìm về mỗi ngày, trong đó có nhiều đoàn học sinh cùng thầy cô giáo. Ảnh minh họa: ITN

Cảm thụ văn học: Khúc tráng ca bất tử

GD&TĐ - Với lòng xúc động và cảm kích về sự hy sinh anh dũng của các chiến sĩ, nhà thơ Vương Trọng đã sáng tác “Khúc tưởng niệm liệt sĩ Truông Bồn”...

Trường ĐH Thủy lợi tổ chức thăm và tặng quà gia đình có công ở tỉnh Bắc Giang. Ảnh: NTCC

Tri ân những mất mát, hy sinh

GD&TĐ - Ngành Giáo dục các địa phương, trường học đã có nhiều hoạt động để lan tỏa lòng biết ơn đến gia đình có công.

9 cách học làm người con hiếu thuận

9 cách học làm người con hiếu thuận

GD&TĐ - Người ta nói "nhìn cha mẹ sẽ ra con cái, nhìn con cái sẽ biết cha mẹ chúng là ai?”. Trước khi muốn làm cha mẹ tốt hãy học cách làm đứa con tử tế.

Trọng Văn (bên trái) tham gia thắp nến tri ân tại đền thờ liệt sĩ Thị trấn Mỏ Cày (Bến Tre). Ảnh: NVCC

Tuổi trẻ và tháng 7

GD&TĐ - Tháng 7, "thế hệ gen Z" tìm về nguồn cội, bày tỏ lòng tri ân sâu sắc với những người đã ngã xuống vì nền độc lập, tự do của Tổ quốc...