iPhone suýt không ra đời

Với những khó khăn về mặt kỹ thuật, dự án điện thoại iPhone từng nhiều lần bị "gạt sang một bên", theo tiết lộ của người đứng đầu bộ phận thiết kế Apple, Jonathan Ive.

iPhone suýt không ra đời

"Có rất nhiều giai đoạn trong việc sản xuất một thiết bị và iPhone cũng vậy. Tuy nhiên, không phải mọi thứ đều thực hiện suôn sẻ, Apple đã nhiều lần gạt dự án điện thoại qua một bên do công nghệ thời đó chưa phát triển đủ để hỗ trợ. Thậm chí, chúng tôi từng có ý định từ bỏ nó" - Ive trả lời phỏng vấn tờ Dazed.

Ive cho biết, đội ngũ của ông đã nhiều lần tạo ra nguyên mẫu iPhone, nhưng chúng hoạt động không ổn định và phải hủy bỏ. Ông ví dụ, việc áp smartphone vào tai tưởng chừng đơn giản nhưng là vấn đề lớn, bởi màn hình cảm ứng khi đó luôn sáng do chưa được phát triển và tích hợp cảm biến ánh sáng. Thiết bị đã tự quay số khi đặt lên tai vì không thể phân biệt đâu là ngón tay, đâu là tai, đâu là bề mặt má.

Sau nhiều lần nỗ lực, đội ngũ của Ive đã phát triển thành công chiếc điện thoại với "phần cứng và phần mềm hòa hợp với nhau để tạo ra trải nghiệm mới". Thiết bị với tên gọi iPhone 2G sau đó được Giám đốc điều hành Steve Jobs giới thiệu trên sân khấu ngày 9/1/2007.

Sau 9 năm, Apple đã bán ra hơn 1 tỷ iPhone, qua đó trở thành chiếc smartphone thành công nhất mọi thời đại. Đây cũng là thiết bị đi tiên phong về mặt công nghệ và đặt xuống nền móng cho cả ngành smartphone hiện tại. Theo CNET, nếu iPhone không thể ra mắt, ngành di động có lẽ đã đi theo con đường khác.

Theo VnExpress

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.