Internet cáp quang – Đừng để “vàng thau lẫn lộn”

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, chưa bao giờ cụm từ“Internet cáp quang” lại hot như hiện nay. 

Mô hình cáp quang chuẩn của VNPT ​
Mô hình cáp quang chuẩn của VNPT ​
Người người, nhà nhà rủ nhau dùng cáp quang, các doanh nghiệp viễn thông đua nhau giảm giá cước. Tuy nhiên, người tiêu dùng không phải lúc nào cũng có thể phân biệt được vàng – thau.

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, chưa bao giờ cụm từ“Internet cáp quang” lại hot như hiện nay. Người người, nhà nhà rủ nhau dùng cáp quang , các doanh nghiệp viễn thông đua nhau giảm giá cước. Tuy nhiên, người tiêu dùng không phải lúc nào cũng có thể phân biệt được vàng – thau.

Cùng với sự phát triển “như vũ bão” của công nghệ, xu hướng của người tiêu dùng hiện nay là sử dụng mạng cáp quang FTTH (Fiber To The Home). Với những ưu điểm vượt trội như: độ ổn định cao hơn, không bị ảnh hưởng bởi khí hậu, từ trường, tốc độ truy cập nhanh hơn hàng trăm lần, tốc độ Download ngang bằng với tốc độ Upload, dễ dàng nâng cấp băng thông, bảo mật thông tin tốt, an toàn cho thiết bị đầu cuối; đáp ứng hiệu quả cho các ứng dụng hiện đại như Hosting Server riêng, hội nghị truyền hình, truyền hình tương tác…, sự chuyển đổi sang Internet cáp quang là tất yếu và phù hợp với xu hướng chung của thế giới.

Trên hạ tầng cáp quang, hiện tại các doanh nghiệp trong nước đang chào mời khách hàng với 2 hình thức: Internet cáp quang FTTH (100% cáp quang) và Internet trên truyền hình cáp (cáp quang từng phần). Tuy nhiên, không phải khách hàng nào cũng có đủ kiến thức công nghệ và sự tìm hiểu thấu đáo để đánh giá thế nào là dịch vụ Internet cáp quang chuẩn.

Chị Hòa, Tân Mai cho biết: “Mình làm việc trong một công ty truyền thông có số lượng nhân viên lớn và nhu cầu truy cập mạng rất cao. Tuy nhiên, mình thấy mạng ở công ty chạy rất tốt, tải lên/ xuống các dữ liệu rất nhanh chứ không ì ạch như ở nhà. Hỏi bộ phận kĩ thuật thì được biết là do công ty sử dụng mạng cáp quang Fiber VNN nên mình cũng đang có nhu cầu chuyển đổi. Vừa rồi có người đến tận nhà mình tiếp thị một gói Internet qua truyền hình cáp, nhưng khi tìm hiểu thì mới biết tốc độ cũng chẳng cải thiện được nhiều nên mình lại thôi”. 

Chị Hòa cũng cho biết thêm, qua sự giải thích của một đồng nghiệp là thạc sĩ Điện tử Viễn thông, chị mới vỡ lẽ rằng: gói cước mà chị được chào mời chỉ có tốc độ 3Mbps khi download và 640Kbps khi upload, trong khi đã gọi là cáp quang “xịn” thì tốc độ download và upload phải bằng nhau. Như gói cáp quang F2F mà gia đình anh đồng nghiệp đang dùng và rất hài lòng thì tốc độ cả tải lên và xuống đều đạt 12Mbps, với mức giá quá hợp lý là 185 ngàn đồng/tháng, miễn phí cước lắp đặt và modem wifi.

Quả thực, khi mạng cáp quang thế giới đã đạt đến mức tối đa là 2Gbps (nhà cung cấp So-net của Nhật Bản và ViewQwest của Singapore) thì những gói dịch vụ trong nước được quảng bá là sử dụng hạ tầng cáp quang nhưng lại chỉ có tốc độ dưới 10Mbps có thể coi là chưa đạt yêu cầu. Hơn nữa nếu tốc độ download và upload có sự chênh lệch thì đó chưa phải là dịch vụ Internet cáp quang chuẩn, thậm chí còn “vàng thau lẫn lộn” giữa đường cáp quang và cáp đồng.

Theo khuyến cáo của anh Lâm Quang Trung, một chuyên gia về công nghệ mạng IP của VNPT Hà Nội, để phân biệt rõ cáp quang và cáp đồng, khách hàng có thể nhận biết một số đặc điểm cơ bản như sau: Với dịch vụ cáp quang chuẩn, đường dây cáp quang dẫn từ tủ cáp quang gần nhất về nhà thuê bao phải đạt tiêu chuẩn không gấp khúc (gãy), tại một điểm uốn phải có độ cong tiêu chuẩn. Cùng với đó, hộp phối quang (Optical Distribution Frame - ODF) được đặt ở cuối đường dây cáp quang vào nhà thuê bao và trước các thiết bị khác thường sử dụng là hộp phối quang treo. Đối với các trường hợp cung cấp dịch vụ tại các tòa nhà/khu chung cư, tuyến cáp cung cấp dịch vụ đến nhà khách hàng (cáp quang hoặc cáp đồng UTP Cat5/6) phụ thuộc vào hạ tầng mạng cáp nội bộ của tòa nhà.

Do đó, khi có ý định lắp đặt mạng cáp quang, khách hàng cần có sự cân nhắc và tìm hiểu kỹ bản chất dịch vụ, lựa chọn nhà mạng đã có uy tín và độ bao phủ rộng. Theo Sách Trắng CNTT - TT Việt Nam 2014 vừa được Bộ Thông tin và Truyền thông công bố, VNPT đang là doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet băng rộng có thị phần lớn nhất, chiếm 51,27%. Với thị trường được đánh giá cạnh tranh mạnh như Hà Nội, thị phần dịch vụ FiberVNN của VNPT cũng luôn được duy trì ổn định ở mức 37%. Đây cũng là đơn vị tiên phong lắp đặt ứng dụng công nghệ GPON chạy 100% cáp quang - một trong những công nghệ tiên tiến nhất ở thời điểm này để phục vụ khách hàng.

Hình bài 1 -Tinh te - Len ngay 14.01 - Anh 2.
Nhân viên kỹ thuật lắp đặt cáp quang VNPT đến tận nhà khách hàng

Bên cạnh việc tung ra các gói cước cực kỳ hấp dẫn với mức giá ưu đãi (do hình thức thanh toán trả trước chứ không vì "cắt giảm" yếu tố kĩ thuật) và hỗ trợ thanh toán cước dịch vụ viễn thông trực tuyến qua tài khoản mở tại ngân hàng, VNPT luôn là nhà cung cấp có sự cam kết mạnh mẽ nhất về chất lượng mạng cáp quang hiện nay. Doanh nghiệp khẳng định: luôn chú trọng việc nâng cấp, xây dựng mới hạ tầng cáp quang cùng các hệ thống thiết bị chuẩn mực để cung cấp dịch vụ đồng bộ từ nhà mạng đến khách hàng. Cáp quang được ngầm hóa trong hệ thống cống bể rộng khắp và tốt nhất trên thị trường để giảm thiểu sự cố có thể xảy ra, đem đến sự ổn định tối đa cho các dịch vụ. Đo kiểm, giám sát định kỳ và ngẫu nhiên luôn được đảm bảo thực hiện theo một qui trình nghiêm ngặt trên toàn bộ hệ thống để đảm bảo chất lượng dịch vụ cáp quang cũng là một điểm cộng nữa của doanh nghiệp viễn thông uy tín này.

Như vậy, hòa nhịp cùng thế giới, Việt Nam đang có sự chuyển mình mạnh mẽ về công nghệ, với xu hướng tất yếu là sử dụng mạng cáp quang. Tuy nhiên người dùng Internet cũng cần có sự tỉnh táo khi cân nhắc giữa giá thành và chất lượng dịch vụ, bởi dân gian đã có sự đúc kết “tiền nào của nấy”, “đắt xắt ra miếng” vẫn hơn rẻ mà thiếu cam kết về chất lượng.

Theo Tinh Tế

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ