Các công ty cần những thứ khác biệt
“Ngành công nghiệp là một phần của trường đại học chúng tôi, chúng tôi luôn hợp tác với ngành công nghiệp, vì vậy mà chúng tôi đã có những nghiên cứu theo sát thời đại”, Hiệu trưởng Richard Davies của Đại học Swansea (Anh) cho biết, sự tương tác với ngành công nghiệp rất quan trọng đối với sự phát triển của một trường đại học hoặc một ngành học.
Trong quá trình hợp tác với ngành công nghiệp, Đại học Swansea luôn phát huy thế mạnh của mình - nghiên cứu, nghiên cứu mang tính cơ bản và tính ứng dụng. Bên cạnh đó, trường này cũng cung cấp loại hình đào tạo chất lượng cao cho các công ty, bao gồm các phương diện như thiết kế, nghiên cứu phát triển và công nghệ. “Những thứ này đều là những thứ ngành công nghiệp công nghệ cần nhưng lại không thể làm được” - Richard Davies nói.
Các công ty cần nhưng không thể làm được, đây chính là lợi thế trong sự hợp tác với các công ty của một trường đại học, chỉ có hình thành nên lợi thế bổ sung cho nhau với các công ty, có sự giúp đỡ thiết thực đối với các công ty, hoặc là làm tăng sản lượng, hoặc là chuyển biến tính năng, hoặc là nâng cao hiệu quả, hoặc dẫn dắt sự phát triển, thì mới có thể thu hút đối với các công ty.
Trong khi trao đổi với các doanh nghiệp, Richard Davies phát hiện rằng, hầu hết các công ty không thích “cách không bình thường”, mà hy vọng sẽ có được một cái gì đó khác biệt từ các trường đại học, chẳng hạn như những hướng dẫn mang tính kỹ thuật hoặc thông tin tiên tiến trong môn học.
Khác với các trường đại học nghiên cứu, mục tiêu đào tạo nhân tài của đại học định hướng ứng dụng lại càng thực tế hơn, phải xem xét vấn đề công ăn việc làm và phát triển của sinh viên. “Giáo dục là kiến thức và kỹ năng mà sinh viên muốn học được, sự hợp tác giữa các trường đại học và các doanh nghiệp, có thể giúp sinh viên hòa nhập tốt hơn nữa vào trong xã hội thực” – Phó hiệu trưởng Viện Công nghệ Waterford (Ireland) Thomas O’Toole cho biết, cơ sở giáo dục thông qua việc hợp tác giáo dục, kết hợp với ngành công nghiệp, đào tạo mang tính thực tiễn có thể khiến cho kiến thức càng có hiệu quả hơn.
Vậy thì, Viện Công nghệ Waterford mang đến cho ngành công nghiệp hoặc doanh nghiệp cái gì? Thomas O’Toole trả lời: “Sự hợp tác và chuyển đổi giữa nghiên cứu của trường đại học định hướng ứng dụng và doanh nghiệp”. Viện Công nghệ Waterford có ba trung tâm nghiên cứu ứng dụng quốc gia theo định hướng ngành công nghiệp, trong đó có một trung tâm y sinh, có sự giúp đỡ rất lớn cho Tập đoàn y dược địa phương, không chỉ có thể giải quyết được vấn đề thực tế, mà còn cung cấp sự phán đoán mang tính định hướng cho các doanh nghiệp.
Các phòng thí nghiệm trong trường đại học hoặc cơ sở nghiên cứu cũng là một nguồn tài nguyên chất lượng hiếm có. Đại học Swansea và Viện Công nghệ Waterford đều chia sẻ phòng thí nghiệm và thiết bị của mình với các công ty, thông qua việc thử nghiệm tính năng sản phẩm tham gia vào việc nghiên cứu các vấn đề của doanh nghiệp, và cho phép sinh viên học hỏi kiến thức và kỹ năng trong giải quyết vấn đề.
Các trường đại học buộc phải chuyển đổi mô hình
Hiện nay, sự phát triển mạnh của công nghệ mới và ngành công nghiệp mới không chỉ cải thiện yêu cầu đối với nhân tài khoa học công nghệ ứng dụng trong ngành công nghiệp, mà còn buộc các trường đại học chuyển đổi và cải cách mô hình đào tạo nhân tài.
Vậy trong tương lai, phương hướng phát triển giữa các ngành học và ngành công nghiệp là gì? Làm thế nào để chuyển đổi thành công sang thành một trường đại học định hướng ứng dụng? Làm thế nào để kinh nghiệm đúc rút được trong thị trường lao động, ngành công nghiệp và xã hội được lồng ghép vào bài học giảng dạy? Làm thế nào để sự phát triển của ngành học và giáo viên theo sát sự phát triển của ngành công nghiệp, để ứng phó với những thách thức trong tương lai?
Tại Anh, sự tích hợp giữa sản xuất và giảng dạy đã được chắt lọc vào các phương diện như chương trình đào tạo và cấp giấy chứng nhận, các công việc mang tính tổng thể này đều do Trung tâm đánh giá học vị học lực quốc gia Anh phụ trách. Chủ tịch Trung tâm này Cloud Bai-Yun giới thiệu, mối liên hệ, hợp tác và phối hợp giữa các trường đại học và ngành công nghiệp ở Anh có tổ chức đặc biệt phụ trách, ngoài ra còn có một số hiệp hội và ủy ban đào tạo ngành công nghiệp và các cơ sở có chuyên môn, cung cấp các chứng nhận và chứng chỉ bổ sung đối với các chương trình giáo dục học vị có liên quan.
Việc tích hợp sản xuất và giáo dục, không phải là sự hợp tác độc lập giữa một công ty với một trường đại học, mà là sự tích hợp có chiều sâu giữa ngành công nghiệp và ngành giáo dục, không chỉ cần sự khám phá và phát huy của các trường đại học, mà còn cần sự hỗ trợ và giúp đỡ của cộng đồng, như vậy mới có thể đảm bảo việc xây dựng chuyên ngành và phát triển các ngành học trong trường đại học có thể theo kịp với sự phát triển của ngành công nghiệp, đảm bảo nhân tài được đào tạo trong các trường đại học phù hợp với nhu cầu của ngành công nghiệp, thúc đẩy sự đổi mới và chuyển đổi mô hình ngành công nghiệp về mặt tổng thể.
Cũng giống như phó hiệu trưởng của Viện Công nghệ Carlow của Ireland Declan Doyle đã nói, sự tích hợp giữa sản xuất và giáo dục có ba kiểu mẫu, một kiểu là giảng dạy và học tập, một kiểu là nghiên cứu và một kiểu là hợp tác mang tính chiến lược, chính là sự tích hợp có chiều sâu, với sự tham gia toàn diện, đa dạng.