Huyền thoại Lục Vân Tiên bằng tranh màu

GD&TĐ - Chiều 20/3, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐHQG Hà Nội) phối hợp với Viện Viễn đông Bác cổ Pháp tại Hà Nội tổ chức Lễ giới thiệu nguồn gốc lâu đời, quá trình phát hiện cũng như giá trị lịch sử, văn hoá, ngôn ngữ đặc biệt của công trình Lục Vân Tiên.

Huyền thoại Lục Vân Tiên bằng tranh màu
Huyền thoại Lục Vân Tiên bằng tranh màu ảnh 1Huyền thoại Lục Vân Tiên bằng tranh màu ảnh 2Huyền thoại Lục Vân Tiên bằng tranh màu ảnh 3Huyền thoại Lục Vân Tiên bằng tranh màu ảnh 4Huyền thoại Lục Vân Tiên bằng tranh màu ảnh 5Huyền thoại Lục Vân Tiên bằng tranh màu ảnh 6Huyền thoại Lục Vân Tiên bằng tranh màu ảnh 7Huyền thoại Lục Vân Tiên bằng tranh màu ảnh 8Huyền thoại Lục Vân Tiên bằng tranh màu ảnh 9Huyền thoại Lục Vân Tiên bằng tranh màu ảnh 10

Phát biểu tại buổi lễ, GS.TS Phạm Quang Minh - Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - cho biết: Thầy và trò nhà trường vô cùng tự hào được chào đón Giáo sư Michel Zink - Thư ký trọn đời, Viện sĩ Viện Hàn lâm Văn khắc và Văn chương Pháp nhân dịp ông đến thăm Việt Nam lần đầu tiên và trao Huy chương cho GS Phan Huy Lê (Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn).

Theo chia sẻ của Giáo sư Sử học Phan Huy Lê, năm 2011, trong một dịp thăm Thư viện Viện Pháp, được giới thiệu một số tư liệu quý, trong đó có một bản thảo với những bức vẽ minh hoạ vô cùng tươi mới, đặc sắc, tinh tế, mặc dù đã được thực hiện cách đây hơn 100 năm ông đã vô cùng ngạc nhiên khi phát hiện ra đây chính là tác phẩm Lục Vân Tiên nổi tiếng của Việt Nam được cất giữ trong thư viện này hơn một thế kỷ mà không hề được ai biết đến.

Bản thảo tranh vẽ truyện Lục Vân Tiên này được ra đời từ ý tưởng của một Đại úy pháo binh Hải quân Pháp tên là Eugène Gibert từ cuối thế kỷ XIX, khi có mặt ở Việt Nam.

Bị mê hoặc bởi tác phẩm văn học nổi tiếng của đại thi hào Nguyễn Đình Chiểu, ông đã tổ chức thực hiện bản thảo chép tay truyện thơ nổi tiếng này bằng chữ Nôm lẫn tiếng Pháp với phần tranh minh họa do một người Việt Nam tên là Lê Đức Trạch thực hiện trong khoảng thời gian từ năm 1895 đến năm 1897.

Khi trở về Pháp vào năm 1899, ông Gibert đã trao tặng công trình này cho Thư viện Viện Pháp và nó được lưu giữ ở đó cho đến ngày nay.

Sau một thời gian được các học giả Pháp - Việt hợp tác nghiên cứu, Viện Viễn Đông Bác cổ Pháp (EFEO) đã quyết định xuất bản tập bản thảo này thành sách gồm hai tập, chia làm ba phần: Phần một (tập một) là truyện thơ có tranh minh họa, phần hai (tập hai là phần chú giải của Gibert cùng phần ba là bản in truyện thơ). Đây là bản truyện thơ Lục Vân Tiên độc nhất vô nhị vì được minh hoạ bằng tranh tuyệt đẹp và bằng chữ Nôm, Anh ngữ và Pháp ngữ.

Tại Lễ giới thiệu tác phẩm Lục Vân Tiên, các diễn giả gồm: GS Michel Zink và TS Olivier Tessier (Pháp); GS Phan Huy Lê và GS Trần Ngọc Vương đã giới thiệu nguồn gốc lâu đời, quá trình phát hiện cũng như giá trị lịch sử, văn hóa, ngôn ngữ của công trình văn học – văn hóa nổi tiếng này.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Trường TH&THCS thị trấn Mường Lát (Thanh Hóa) được đầu tư xây dựng khang trang. (Ảnh: Thế Lượng)

Hai 'bông hoa' ở trường vùng biên xứ Thanh

GD&TĐ - Hai nữ sinh Trường TH&THCS thị trấn Mường Lát (Thanh Hóa) đã vượt khó, nỗ lực phấn đấu khi đoạt giải học sinh giỏi cấp tỉnh môn Lịch sử và Ngữ văn.