Huy động 32 thuyền và ca nô tìm nạn nhân mất tích ở Trà Leng

GD&TĐ - Sáng nay (1/11) ông Hồ Quang Bửu - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho hay, chính quyền địa phương đã huy động 32 thuyền, cano để tìm kiếm người bị mất tích trên khu vực lòng hồ thủy điện Sông Tranh 2.

Lực lượng bộ đội đang tìm kiếm người bị mất tích ở thôn 1, xã Trà Leng.  
Lực lượng bộ đội đang tìm kiếm người bị mất tích ở thôn 1, xã Trà Leng.  

Đồng thời, các lực lượng chức năng cũng đưa đội flycam tầm soát nhiệt cùng tham gia tìm kiếm các nạn nhân còn mất tích.

Ông Nguyễn Bá Dương - Giám đốc đơn vị bảo dưỡng thường xuyên tuyến DH1 (tuyến đường vào thôn 1, xã Trà Leng, huyện Nam Trà My) cho hay, từ khi thông toàn tuyến DH lên khu sạt lở vùi lấp người dân, đơn vị huy động 5 xe ủi, xúc lật để hỗ trợ công tác tìm kiếm người dân mất tích.

Theo đó, ngành GTVT phối hợp với lực lượng công binh, máy quét và cả chó nghiệp vụ... nhưng đến 18 giờ tối 31/10 vẫn chưa tìm được dấu tích 12 người đang mất tích.

Theo ông Dương, sau khi được lực lượng dò quét, chó nghiệp vụ tìm kiếm..., các máy xúc, ủi sẽ đào, bới hết lớp đất đá, bùn non sạt lở đến cốt nền. Vị trí dày nhất đào bới đến 2,5m nhưng không tìm thấy gì.

“Tối qua công tác tìm kiếm tạm ngưng và sáng nay mọi việc cứu nạn, tìm kiếm tiếp tục tăng tốc. Hi vọng số nạn nhân mất tích đã thoát được sau vụ sạt lở”, ông Dương nói.

Còn tại vụ sạt lở tại huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam, để tiếp tế người dân đang bị cô lập, chính quyền địa phương đã huy động 60 người thuộc lực lượng tại chỗ gùi hàng từ từ xã Phước Kim vào xã Phước Thành. Còn tại xã Phước Lộc cũng bị cô lập thì hiện tuyến đường độc đạo từ xã Phước Công còn quá khó khăn, lực lượng vận chuyển vẫn chưa thể đi được.

Còn lực lượng trực thăng để vận chuyển đường không luôn sẵn sàng xuất phát khi thời tiết thuận lợi.

Cũng theo ông Hồ Quang Bửu, tính đến thời điểm hiện tại, các lực lượng đã đưa được 167 người từ thủy điện Đắk Mi 2 ra ngoài an toàn, hiện còn 48 người sáng nay sẽ tiếp tục đưa ra ngoài với tinh thần kiên quyết không để người nào ở lại.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Lá bài cuối cùng

GD&TĐ - Sau hơn một năm xung đột dữ dội, cả dải đất Gaza gần như đã bị biến thành đống đổ nát và trở thành một cuộc khủng hoảng nhân đạo tồi tệ.