Hướng đi mới của nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực giáo dục

GD&TĐ - Chuyển đổi sang hình thức kinh doanh thông qua triển lãm trực tuyến, hoặc tạo ra các gian hàng ảo,... đang là hướng đi mới của nhiều doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực giáo dục.

Một trang kinh doanh các thiết bị phục vụ nền tảng thực tế ảo. Ảnh chụp màn hình.
Một trang kinh doanh các thiết bị phục vụ nền tảng thực tế ảo. Ảnh chụp màn hình.

Hiện nay, đối với một số doanh nghiệp kinh doanh thiết bị giáo dục, khi giãn cách xã hội và hạn chế giao tiếp, đi lại đã tác động đến doanh số của doanh nghiệp khi không thể trực tiếp làm việc cùng với các đối tác; điều này thôi thúc các doanh nghiệp này tìm ra các giải pháp để đưa các mặt hàng đến với khách hàng với cách tiếp cận hiệu quả mà không cần đến trực tiếp các gian hàng. Cụ thể, phương pháp bán hàng online đang được nhiều doanh nghiệp áp dụng. Đây cũng là phương pháp bán hàng đang được khuyến khích trong bối cảnh dịch bệnh lan rộng.

Hoặc mới đây, một cách làm mới của doanh nghiệp kinh doanh các thiết bị giáo dục Song Việt EEC (Hà Nội) đã áp dụng bán hàng thông qua triển khai triển lãm trực tuyến hay các showroom, các gian hàng ảo.

Hướng đi mới của nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực giáo dục ảnh 1

Khi truy cập vào Wedsite bán hàng triển lãm trực tuyến với công nghệ mới có đầy đủ các hình ảnh về sản phẩm, giá cả, mục chat tư vấn trực tuyến,... dễ dàng giúp cho khách hàng xem cụ thể, đầy đủ các mặt hàng, sản phẩm giáo dục. Triển lãm với hình thức trực tuyến này giúp doanh nghiệp tiếp cận được rất nhiều khách hàng, kể cả các khách hàng quốc tế.

Thực tế, nhiều doanh nghiệp hiện nay cũng áp dụng thiết kế các gian hàng để bán hàng online trên các trang web. Khi vào trang web tham khảo các sản phẩm, người có nhu cầu mua sẽ như đang xem và lựa chọn sản phẩm trong một showroom ảo. Nó được thiết kế nhằm tạo ra không gian cho người mua tìm kiếm, tương tác, giao dịch hoặc nhận tư vấn như một cửa hàng thực tế, rất tiện ích.

Hướng đến các mô hình kinh doanh tham quan thực tế ảo ngày càng được ứng dụng nhiều hơn trong các lĩnh vực cuộc sống, cả trong bất động sản, giáo dục, y tế hay trong bán lẻ.

Hiện nay các doanh nghiệp biết đến và sử dụng ứng dụng Không gian 360 (Virtual tour) cho thương hiệu như một phương thức marketing vì tính đơn giản, dễ sử dụng mà lại hiệu quả.

Bên cạnh triển khai ứng dụng bán hàng qua mô hình không gian ảo, các mô hình trực tuyến được đưa vào nhiều trong các đơn vị cơ sở giáo dục, thời gian vừa qua, dịch Covid-19 bùng phát đúng thời điểm tuyển sinh của các trường. Nghiên cứu và đăng ký tư vấn trực tuyến thông qua các sự kiện trực tuyến là một trong những giải pháp hữu hiệu cho cả đơn vị giáo dục và học sinh, phụ huynh. Các trường có thể dễ dàng cập nhật thông tin và đối thoại với đối tượng mục tiêu. Ngược lại, phụ huynh, học sinh có không gian tương tác riêng tư trong một nền tảng mở.

Vì thế, trong bối cảnh Covid-19, giáo dục là một trong những ngành có nhiều bước chuyển dịch nhất. Không chỉ công tác giảng dạy, kiểm tra, đánh giá..., các hoạt động trải nghiệm, tư vấn, tuyển sinh cũng dần chuyển sang hình thức trực tuyến.

Mới đây, Văn phòng Kinh tế và Văn hóa Đài Bắc tại Việt Nam thực hiện chương trình trực tuyến như hoạt động thu hút nhân tài Việt Nam theo hình thức trực tuyến năm 2021; tuyển dụng trực tuyến với các doanh nghiệp Đài Loan để tìm việc tốt nhất; Ngày hội giáo dục đại học...

Hướng đi mới của nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực giáo dục ảnh 2
Hướng đi mới của nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực giáo dục ảnh 3

Đây cũng là mô hình mà hiện nay đang được các cơ sở đào tạo giáo dục áp dụng tổ chức nhằm tạo ra không gian cho người tham gia tìm kiếm, tương tác hoặc nhận tư vấn như một sự kiện offline.

Được biết, xu thế triển lãm trực tuyến hướng tới mục tiêu đơn giản hóa nhưng tăng cường hiệu quả cho quá trình nghiên cứu, tham khảo, định hướng chọn trường, chọn các khóa học hay gian hàng cho các trường đại học, cao đẳng, đơn vị liên kết quốc tế, cơ sở dạy nghề... Như vậy, học sinh, phụ huynh có thể tiếp cận thông tin từ nhiều đơn vị đào tạo trên cùng một nền tảng.

Những chương trình được đưa ra trong khuôn khổ trực tuyến này là chuỗi các cuộc nói chuyện 1-1 với chuyên gia trong lĩnh vực đào tạo, giúp học sinh, phụ huynh có cái nhìn toàn diện, khách quan trước khi đưa ra quyết định quan trọng.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Vườn thực nghiệm sâm cau tại huyện Củ Chi (TPHCM) của nhóm nghiên cứu.

Nuôi cấy sâm cau bằng công nghệ mô

GD&TĐ - Các nhà khoa học Trung tâm Ươm tạo doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao TPHCM đã nuôi cấy thành công giống sâm cau bằng công nghệ nuôi cấy mô.
Ảnh minh họa ITN.

Động lực nâng cao chất lượng

GD&TĐ - Mùa tuyển sinh 2024, ĐHQG TPHCM tiếp tục dành từ 5% đến tối đa 20% tổng chỉ tiêu cho phương thức ưu tiên xét tuyển theo quy định của đại học này.