Hướng dẫn xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư trong điều kiện dịch bệnh

GD&TĐ - Hội đồng Giáo sư nhà nước có văn bản số 99/HĐGSNN, hướng dẫn xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2021 thích ứng với tình hình dịch Covid-19.

Ảnh minh họa/ITN
Ảnh minh họa/ITN

Văn bản gửi các Hội đồng Giáo sư cơ sở năm 2021; các Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành năm 2021; các đại học, trường đại học, học viện; các viện nghiên cứu khoa học được phép đào tạo trình độ tiến sĩ ghi rõ:

Về yêu cầu chung, công tác xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2021 phải tuân thủ đúng quy định tại Quyết định số 37/2018/QĐ-TTg, Quyết định số 25/2020/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản khác có liên quan, bảo đảm mục tiêu nâng cao chất lượng, tăng cường tính khách quan, công khai, minh bạch.

Hoạt động của Hội đồng Giáo sư các cấp là hoạt động giáo dục, đào tạo đặc thù, cần được quan tâm chỉ đạo gắn với kế hoạch công tác hằng năm của cơ sở giáo dục. Các đơn vị, cá nhân liên quan cần đề cao trách nhiệm, thực hiện nghiêm các quy định về quyền hạn, nghĩa vụ của mình, tạo mọi điều kiện để Hội đồng Giáo sư các cấp hoạt động hiệu quả.

Để bảo đảm an toàn tuyệt đối sức khỏe cho những người tham gia thực hiện xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2021, Hội đồng Giáo sư các cấp phải thực hiện nghiêm Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ về quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19”, các văn bản hướng dẫn của Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo và các bộ, ngành, địa phương có liên quan.

Hướng dẫn xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư trong điều kiện dịch bệnh ảnh 1

Với hoạt động của Hội đồng Giáo sư cơ sở và Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành, cần xây dựng kế hoạch họp xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2021 phù hợp với các quy định phòng chống dịch Covid-19 của cơ quan, đơn vị, địa phương nơi Hội đồng tổ chức họp và báo cáo Thường trực Hội đồng Giáo sư nhà nước.

Đối với địa bàn được xác định dịch ở cấp độ 1 và cấp độ 2: Tổ chức họp trực tiếp, bảo đảm các quy định về an toàn phòng chống dịch bệnh Covid-19 quy định tại Phụ lục 2 Công văn số 4726/BGDĐT-GDTC ngày 15/10/2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Chuẩn bị các điều kiện hạ tầng công nghệ thông tin, trang thiết bị, phương tiện để sẵn sàng chuyển sang các hình thức họp khác khi dịch bệnh diễn biên phức tạp.

Trường hợp có thành viên Hội đồng hoặc ứng viên đang thực hiện cách li y tế theo quy định của Bộ Y tế, chủ trì cuộc họp tổ chức cho các trường hợp này họp trực tuyến và thực hiện đầy đủ các quy định như đối với trường hợp phải tổ chức họp xét trực tuyến, hoặc kết hợp họp trực tiếp và trực tuyến.

Với địa bàn được xác định dịch ở cấp độ 3 và cấp độ 4: Tổ chức họp trực tuyến, hoặc kết hợp họp trực tiếp và trực tuyến, đáp ứng quy định của cơ quan, đơn vị, địa phương nơi Hội đồng tổ chức kỳ họp.

Với trường hợp phải tổ chức họp xét trực tuyến, hoặc kết hợp họp trực tiếp và trực tuyến: Hội đồng Giáo sư cơ sở, Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành phối hợp với cơ quan, đơn vị nơi Hội đồng tổ chức kỳ họp chuẩn bị tốt các điều kiện thành lập đầu cầu chủ trì, bảo đảm cuộc họp đạt hiệu quả cao.

Tại đầu cầu chủ trì phải có ít nhất 3 thành viên Hội đồng, trong đó có Chủ tịch, hoặc Phó Chủ tịch và Thư ký; ứng viên có thể dự và báo cáo khoa học tổng quan trực tiếp hoặc trực tuyến. Thực hiện ghi âm, ghi hình nội dung từng cuộc họp để làm tài liệu lưu trữ và minh chứng phục vụ công tác hậu kiểm, thanh tra và kiểm tra.

Việc đánh giá tín nhiệm đối với ứng viên được thực hiện theo theo hình thức trực tuyến và sau đó các thành viên Hội đồng Giáo sư gửi phiếu đánh giá tín nhiệm theo đường bưu điện cho chủ trì kỳ họp.

Việc xử lý các tình huống dịch bệnh xảy ra đối với người tham gia họp cũng được quy định chi tiết tại văn bản này.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Gió mạnh trong cơn bão gây đổ cây, tốc mái.

Khi nào bão thành 'thảm họa'?

GD&TĐ - Có nhiều nguyên nhân khiến một cơn bão trở nên nguy hiểm và gia tăng mức độ gây thiệt hại lên đời sống của con người.

Minh họa/INT

Không thể vì không quản lý được thì cấm!

GD&TĐ - Tình trạng quản không được hoặc khó quản là cấm và cấm được coi là giải pháp nhanh và hiệu quả nhất để giải quyết vấn đề là thực tế đang tồn tại...