Cây rau nhút. Ảnh minh họa.
1. Chuẩn bị dụng cụ trồng, đất trồng và giống
Dụng cụ trồng
Bạn có thể tận dụng chậu, khay, thùng xốp có sẵn trong nhà rau nhút. Nếu có điều kiện thì trồng rau ở những mương rãnh hoặc ao hồ là tốt nhất. Lưu ý: Rau nhút là cây phát triển dưới môi trường nước nên không cần đục lỗ dưới dụng cụ trồng.
Rau nhút ưa nước, rất thích hợp với đất sình, trũng. Để đảm bảo cây phát triển tốt nhất, bạn có thể mua đất sẵn hoặc tiến hành trộn đất với phân bò hoai mục, phân gà, phân trùn quế, vỏ trấu, xơ dừa, than bùn, mùn hữu cơ… Nên bón lót với vôi rồi phơi ải từ 7 - 10 ngày trước trồng để xử lý các mầm bệnh có trong đất.
Giống
Chọn những gốc rau nhút khỏe mạnh, không bị sâu bệnh, mỗi đoạn dài từ 3 - 4cm để làm giống.
Thu hoạch rau nhút. Ảnh minh họa.
2. Trồng cây
Trước khi trồng, làm đất thật kỹ, nhặt sạch cỏ dại và bón nhiều phân chuồng, phân hữu cơ đã được ủ hoai mục trước khi trồng.
Khi mới cấy nên giữ mực nước trọng ruộng từ 20 - 25cm. Rau nhút sinh trưởng và phát triển rất nhanh, rất khỏe, vì vậy nên trồng thành từng khóm, mỗi khóm 2 ngọn giống dài 20 - 25cm, khoảng cách 1m x 1m. Trong quá trình chăm sóc, thu hoạch, nếu thấy mật độ thưa thì ngắt ngọn trồng dặm vào cho đảm bảo mật độ nhằm đạt được năng suất rau cao nhất.
Cánh đồng rau nhút. Ảnh minh họa.
3. Chăm sóc
Khi cây đã bén rễ, hồi xanh (15 - 20 ngày sau cấy) cần tháo thêm nước vào và luôn giữ ở mức từ 30 - 40cm, tiến hành bón thúc bằng phân hữu cơ, phân dê, phân gà, phân bò… để rau nhút sinh trưởng nhanh, đẻ nhánh nhiều.
Sau mỗi đợt thu hái thì tiếp tục bón thêm phân, khối lượng tăng dần tùy theo sản lượng thu hoạch để giúp cây nhanh hồi phục và tái sinh.
Rau nhút rất tốt cho sức khỏe. Ảnh minh họa.
4. Thu hoạch
Rau nhút sau khi trồng 1,5 tháng là có thể thu hoạch, sau đó từ 7 - 10 ngày thì thu hoạch tiếp, có thể kéo dài thời gian thu hoạch từ 4 - 5 tháng tùy theo mức độ chăm sóc, kỹ thuật của mỗi người.