Huế: Yêu cầu xã trả lại tiền đã thu của dân để mua kit test nhanh Covid-19

GD&TĐ - Liên quan đến thông tin xã thu tiền 200.000 đồng/hộ dân để mua kit test nhanh Covid-19, UBND TP Huế đã yêu cầu xã Hải Dương trả lại toàn bộ số tiền đã thu cho người dân.

Sau khi biết sự việc UBND TP Huế cầu xã trả lại tiền đã thu của dân để mua kit test nhanh Covid-19.
Sau khi biết sự việc UBND TP Huế cầu xã trả lại tiền đã thu của dân để mua kit test nhanh Covid-19.

Ngày 2/12, thông tin từ UBND TP Huế (tỉnh Thừa Thiên Huế) cho biết, đơn vị đã chỉ đại xã Hải Dương hoàn trả lại các khoản thu chưa đúng về việc mua kit test nhanh Covid-19.

Trước đó, số tiền trên được chính quyền xã Hải Dương triển khai thu đối với các gia đình có nhu cầu mua kit test nhanh Covid-19. 

Lý giải về vấn đề này ông Nguyễn Hận, Bí thư Đảng ủy xã Hải Dương cho biết, do kinh phí của địa phương hạn hẹp, để thực hiện chủ trương của thành phố về việc triển khai Tuần lễ cao điểm tầm soát Covid-19 nên xã đã đi tuyên truyền, vận động người dân tự mua bộ kit test nhanh tại nhà.

Tuy nhiên, do nhiều hộ dân họ không thể tự mua, nên có ý nhờ xã mua giúp để thực hiện test nhanh.

Sau đó, địa phương đã tham khảo giá kit test nhanh trên thị trường là 75.000/1 bộ kit test, do đó đã tiến hành thu 200.000 đồng/hộ cho 3 lần test, số tiền còn lại bước đầu xã sẽ bù vào.

Đến chiều 1/12, số tiền từ các thôn thu nộp về xã là hơn 80 triệu đồng. Trong đó có người nộp 200.000 đồng, người nộp 50.000-70.000 đồng, riêng hộ nghèo, cận nghèo chúng tôi không thu mà hỗ trợ thực hiện test miễn phí.

Sau khi có yêu cầu của TP Huế, thì vào chiều cùng ngày, địa phương đã tiến hành trả lại số tiền cho bà con.

Theo ông Phan Thiên Định, Bí thư Thành uỷ Huế, thành phố đã hỗ trợ 5 tỉ đồng trực tiếp cho 36 phường, xã kinh phí phòng chống dịch (bao gồm cả một phần để mua kit test nhanh).

Tuy nhiên, khoản tiền này cũng chỉ đủ để mua cho mỗi hộ gia đình 1 test nhanh. Phần kinh phí này dùng để tập trung mua test cho các vùng có nguy cơ cao, hỗ trợ cho những gia đình khó khăn, số còn lại kêu gọi, khuyến khích nhân dân tự mua và tự xét nghiệm cho gia đình mình.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.