Không để học sinh nghèo phải bỏ học
Trường Tiểu học Minh Khai nằm ở huyện miền núi khó khăn, mặc dù 70% học sinh của trường thuộc diện hộ nghèo thế nhưng nhiều năm nay hiện tượng học sinh bỏ học gần như đã không có.
Để làm được điều đó hàng năm, nhà trường tổ chức nhiều cuộc họp phụ huynh để phân tích cho phụ huynh hiểu được vài trò của việc học. Đồng thời, thầy cô, ban giám hiệu nhà trường đã tổ chức nhiều chương trình, hoạt động thiết thực để hỗ trợ học sinh đến. Một trong những hoạt động mà nhà trường đã nhận được sự ủng hộ rất lớn từ phụ huynh, học sinh chính là chương trình “hũ gạo tình thương”.
Nhà trường luôn chú trọng chăm sóc sức khỏe cho học sinh. |
Chương trình “hũ gạo tình thương” sẽ dành tặng cho học sinh khó khăn vào dịp tết.
"Trường Tiểu học Minh Khai nằm ở một xã khó khăn, đường đi lại khó khăn. Do đó, thầy cô luôn cố gắng dành mọi thời gian, tâm huyết của mình để truyền cảm hứng cũng như tạo cho học sinh cảm thấy thoải mái, hứng thú khi đến trường", cô Thắm nói.
Theo chia sẻ của cô Phạm Thị Thắm – Hiệu trưởng Trường Tiểu học Minh Khai: “Hũ gạo tình thương đó dành tặng cho những học sinh nghèo đặc biệt khó khăn, để các em có thêm động lực học tập, cảm nhận được tình yêu thương, sẻ chia của thầy cô, bạn bè đến với các em nhằm giúp các em đó vững bước đến trường, xây dựng ước mơ tương lai cho bản thân.
Khi triển khai chương trình này, chúng tôi kỳ vọng rằng ngoài những món quà thiết thực thu về sẽ giáo dục cho học sinh của mình biết “lá lành đùm lá rách”, đồng cảm, sẻ chia với những học sinh có hoàn cảnh khó khăn, thiệt thòi.
Năm học 2021-2022, chương trình hũ gạo tình thương đã huy động được160kg gạo và 1.200.000 tiền mặt trao, theo đó nhà trường đã lựa chọn 15 học sinh khó khăn nhất để trao tặng.
“Không chỉ vậy, hằng năm cán bộ, giáo viên, nhân viên trong Trường Tiểu học Minh Khai còn trích một số ngày lương của mình vào để giúp đỡ học sinh khó khăn mua dụng cụ học tập, sách bút để các em đến trường”, cô Thắm cho biết.
Trồng rau xanh cải thiện bữa ăn cho học trò
Để cải thiện bữa ăn bán trú cho học sinh, giáo viên Trường Tiểu học Minh Khai hằng ngày sau mỗi giờ dạy trên lớp lại bắt tay vào đã tăng gia sản xuất trồng rau xanh trong khuôn viên của trường.
Theo chia sẻ của nhiều thầy cô, những luống rau xanh này sẽ giúp học sinh có rau sau bổ sung vào bữa ăn bán trú của mình.
Học sinh tham gia trồng rau ở vườn trường. Ảnh NTCC. |
Đồng quan điểm đó, cô Phạm Thị Thắm nói: “Bên cạnh đó, hoạt động trồng rau cũng được các thầy cô lựa chọn làm hoạt động trải nghiệm cho học sinh nhằm giúp học sinh hiểu hơn về nghề nông nghiệp, các loại rau, củ, quả hàng ngày trong bữa ăn của mình. Cách trồng, chăm sóc các loại rau xanh.
Đồng thời, học sinh cũng sẽ biết được học kĩ thuật làm vườn trong thực tế qua đó giáo dục các em hiểu được giá trị của sản phẩm do bản thân mình làm ra. Đặc biệt, giáo dục các em biết giúp gia đình trồng chăm sóc các loại rau, củ quả có trong vườn nhà để gia đình cải thiện bữa ăn”.
Được biết, những sản phẩm thu hoạt được từ vườn rau xanh của trường sẽ được nhà trường chuyển đến các cô nuôi chế biến, cải thiện thêm bữa ăn bán trú cho học sinh.
Theo thông tin từ Sở GD&ĐT tỉnh Lạng Sơn năm học 2021-2022, toàn ngành giáo dục đã vận động các tổ chức, đoàn thể, nhân dân đóng góp, giúp đỡ đối với học sinh có hoàn cảnh khó khăn, hạn chế tình trạng học sinh bỏ học.
Đầu năm học Viettel Lạng Sơn tặng quà chương trình “Vì em hiếu học năm 2021” cho 960 học sinh tiểu học và THCS với số tiền là 1,92 tỷ đồng; ủng hộ 1615 máy tính bảng và 1000 sim ưu đãi trị giá trên 4,3 tỷ đồng.
Phối hợp với Công đoàn ngành triển khai Chương trình Sóng và máy tính cho em (các đơn vị ủng hộ được trên 2,5 tỷ đồng). Phát động kêu gọi toàn ngành ủng hộ quỹ phòng chống Covid-19 được trên 900 triệu đồng.
Phối hợp với Công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk, sữa TH True Milk trao 650 suất quà cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh.
Các đơn vị tích cực trong phong trào hiến đất xây dựng trường, lớp học: Phòng GDĐT Bình Gia: 3848 m2, PTDTNT THCS-THPT Lộc Bình: 950 m2, Phòng GDĐT Văn Lãng: 810 m2, Phòng GDĐT Cao Lộc: 850 m2, Phòng GDĐT Lộc Bình: 429 m2.
Các cơ sở GDMN thực hiện tốt công tác tham mưu, huy động các nguồn lực xã hội hỗ trợ xây dựng, cải tạo môi trường cho trẻ vui chơi, học tập.
Tổng kinh phí được các cấp, các tổ chức, cá nhân đầu tư, hỗ trợ trong năm học để xây dựng, cải tạo cơ sở vật chất, mua sắm đồ dùng thiết bị, đồ chơi và tổ chức các hoạt động cho trẻ: 854.513 triệu đồng, trong đó ngân sách nhà nước cấp: 726.846 triệu đồng; Phụ huynh đóng góp ủng hộ: 121.726 triệu đồng; nguồn khác: 5.941 triệu đồng .