HS huyện miền núi Minh Hóa tham gia hoạt động truyền thông định hướng nghề

GD&TĐ - Dự án Plan vùng Quảng Bình và Trung tâm Reach phối hợp tổ chức chương trình truyền thông định hướng nghề thu hút hơn 2.000 học sinh tham gia.

Tại chương trình các em được chuyên gia cung cấp các thông tin về xu hướng ngành nghề và dự báo nguồn nhân lực trong những năm tới, cách nhận biết xu hướng nghề nghiệp trong tương lai.

Một số nội dung cơ bản để chuẩn bị hành trang cho việc chọn trường, chọn nghề, hỗ trợ các em chọn ngành nghề phù hợp với nhu cầu lao động, việc làm của xã hội.

Muốn chọn nghề thì cần hiểu rõ bản thân mình thích nghề gì, phù hợp với nghề nào và đam mê, hiểu về giá trị của nghề đó trong tương lai. Thông tin về ngành nghề, kết nối và đào tạo.

Trung tâm Reach sẽ kết nối với nhà trường đào tạo nghề cho học sinh, miễn học phí, hỗ trợ chỗ ăn ở nếu học sinh tham gia các khóa đào tạo như: pha chế, thiết kế đồ họa, làm đẹp, chế biến món ăn, du lịch…., sau khi đào tạo xong sẽ giúp các em có việc làm với mức lương ổn định.

Đặc biệt, đối với học sinh vùng đồng bào dân tộc thiểu số, Trung tâm Reach sẽ phối hợp với dự án Plan hỗ trợ toàn phần để các em vừa học nghề, vừa có thu nhập.

Các em học sinh tham gia hoạt động tại buổi truyền thông định hướng nghề.
Các em học sinh tham gia hoạt động tại buổi truyền thông định hướng nghề.

Tại buổi truyền thông, trung tâm Reach chuẩn bị dụng cụ, nguyên vật liệu mời học sinh trải nghiệm tự pha chế đồ uống, chế biến và trang trí món ăn.

Thông qua chương trình đã giúp cho các em học sinh, đặc biệt là học sinh vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi nhận biết được tầm quan trọng của công tác định hướng, hướng nghiệp.

Đồng thời, qua các nội dung được trao đổi tại chương trình cũng bổ sung cho các em một số kiến thức cần thiết để khám phá và nhận biết năng lực, sở trường của mình, từ đó tập trung phát triển điểm mạnh, tạo lợi thế cạnh tranh và phát huy sở trường trong cuộc sống, công việc.

Truyền thông định hướng nghề cho học sinh vùng đồng bào DTTS và MN là hoạt động có ý nghĩa để góp phần đạt mục tiêu Hỗ trợ lao động là người dân tộc thiểu số tiếp cận thuận lợi với thông tin thị trường lao động, dịch vụ hỗ trợ tìm kiếm, kết nối việc làm; hỗ trợ thanh niên dân tộc thiểu số sau khi tốt nghiệp các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp tìm kiếm được việc làm phù hợp với khả năng, nguyện vọng. Đây là một trong những mục tiêu của Tiểu dự án 3 (Dự án phát triển giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho người lao động vùng dân tộc thiểu số và miền núi), Dự án 5 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhóm tác giả nghiên cứu bột vỏ sầu riêng làm thức ăn cho vịt giúp nâng cao năng suất và chất lượng vật nuôi.

Vỏ sầu riêng làm thức ăn cho vịt

GD&TĐ - Thức ăn hữu cơ từ bột vỏ sầu riêng lên men giúp vịt mau lớn, tăng sức đề kháng là sản phẩm của nhóm HS Trường THPT Huỳnh Tấn Phát (Bình Đại, Bến Tre).
Ảnh minh họa.

Giá trị của hòa bình

GD&TĐ - Ralph Waldo Emerson từng nói: “Những chiến thắng thật sự và bền lâu là chiến thắng của hòa bình, không phải của chiến tranh”.
Gia đình 3 thế hệ ông Trần Út Nhì vào rừng ăn ong. Ảnh: Nguyễn Thanh Dũng.

Về U Minh Hạ theo chân thợ rừng 'ăn ong'

GD&TĐ - 'Ăn ong' như thế nào để không bị ong đốt, giữ được lượng mật và để ong còn trở về làm tổ, có lẽ chỉ những người thợ rừng lâu năm ở U Minh Hạ mới biết.