HS hào hứng ứng dụng kiến thức Vật lý vào thực tế trong tiết học STEM 

GD&TĐ - Trong tiết học, học trò được trải nghiệm nhiều phương pháp dạy học như mở rộng không gian lớp học, dạy học theo chuyên đề và đặc biệt ứng dụng tối đa kiến thức môn Vật lý vào thực tế...

Cô Trương Thị Thu Hiền hướng dẫn các em học sinh tại buổi học.
Cô Trương Thị Thu Hiền hướng dẫn các em học sinh tại buổi học.

Sáng 11/1, trường THCS Nam Trung Yên (quận Cầu Giấy) đã tổ chức chuyên đề đẩy mạnh đổi mới phương pháp giảng dạy “Dạy học STEM khối 7"  với bài học “Chế tạo Kính tiềm vọng” được các thầy cô: Đoàn Thanh Bình, Nguyễn Mai Dung, Phạm Tiến Tài và TS. Hà Tiến Minh cùng tổ bộ môn Vật lý thực hiện.

Tiết học có sự tham dự của cô Trương Thị Thu Hiền - Hiệu trưởng Nhà trường; đại diện Phòng GD&ĐT quận Cầu Giấy cùng các thầy cô giáo và học sinh khối 7, phụ huynh học sinh trong trường.

Do ảnh hưởng của thời tiết rét đậm, tiết học diễn ra trong khuân viên Nhà đa năng của trường với hệ thống màn hình LED tương tác, máy tính bảng, kính thực tế... Đặc biệt, là các dụng cụ phục vụ học sinh trong việc thực hiện chế tạo Kính tiềm vọng”.

Học sinh hào hứng với tiết học đặc biệt.
Học sinh hào hứng với tiết học đặc biệt.

Mở đầu tiết học là một phần trò chơi hấp dẫn "đuổi chữ, bắt hình", với những kiến thức môn Vật lý. Qua đó, gợi mở thông tin về chủ đề "Kính tiềm vọng". 

Tại đây, lớp sẽ chia làm 20 nhóm, mỗi nhóm 6 học sinh để tham gia trò chơi và thực hiện bài tập "chế tạo Kính tiềm vọng".

Sau phần tìm hiểu về "Kính tiềm vọng", là hành trình thi đua của học sinh trong việc lắp ghép, chế tạo "Kính tiềm vọng". Tại đây, các em học sinh được hướng dân và trực tiếp tham gia ứng dụng các kiến thức đã học và chế tạo.

Sau 20 phút "thi đấu", 20 nhóm đã hoàn thành tác phẩm "Kính tiềm vọng". Ban cố vấn lớp học đã tìm ra 6 nhóm có được kết quả cao nhất để khen thưởng, động viên.

Hào hứng với tiết học, em Hoàng Quốc Việt - lớp 7A7 cho biết, tiết học giúp em và các bạn trong lớp ôn tập kiến thức và vận dụng vào thực tế. "Không chỉ tạo tính sáng tạo trong học tập. Làm việc nhóm giúp chúng em phát triển kỹ năng học hỏi, tạo hứng thú thi đua. Tiết học không chỉ là học lý thuyết mà có nhìn về trách nhiệm công việc đối với các vật dụng, đồ dùng...", Quốc Việt chia sẻ.

Vừa là nhóm được khen thưởng với sản phẩm "Kính tiềm vọng", em Nguyễn Công Quang bày tỏ, không giống với tiết học trong lớp, đây là tiết học mở, hiện đại. 

"Em được sử dụng kiến thức Toán học, Vật lý, Mỹ thuật để áp dụng vào thực tế từ việc học. Điều này khiến em thích thú, hào hứng khi học và thực hành...”, Quang nói.

Chia sẻ với Báo GĐ&TĐ, cô Trương Thị Thu Hiền cho biết, giáo dục STEM đã được trường thực hiện từ năm học 2018 đến nay.

Khen thưởng các nhóm học sinh có kết quả cao trong bài tập thực hành chế tạo Kính tiềm vọng.
Khen thưởng các nhóm học sinh có kết quả cao trong bài tập thực hành chế tạo Kính tiềm vọng.

"Việc học đã mang lại nhiều kết quả có lợi cho sự hình thành và phát triển nhân cách, trau dồi kỹ năng, thái độ học tập cho học sinh. Qua đó góp phần giáo dục hướng nghiệp ở bậc THCS, nhất là giáo dục tinh thần yêu thích ứng dụng khoa học, công nghệ vào đời sống thực tiễn. Giáo dục STEM nhà trường đã và đang áp dụng triển khai các khối học.

Đây cũng được xem là cơ hội để tiếp tục bồi dưỡng, phát triển đội ngũ giáo viên ở Trường THCS Nam Trung Yên, đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục...", cô Hiền nhấn mạnh.

Thầy Ngô Tiến Dũng - chuyên viên Phòng GD&ĐT quận Cầu Giấy thông tin, bằng nhiều phương pháp thể hiện, giáo dục STEM đã tạo niềm đam mê trong dạy và học cho giáo viên và học sinh trên địa bàn quận Cầu Giấy. 

"Mô hình giáo dục STEM của Trường THCS Nam Trung Yên đã đem lại nhiều kiến thức trải nghiệm sáng tạo. STEM ngày càng phổ biến và mang lại những hiệu quả tích cực cho giáo dục Cầu Giấy.

Các trường học tại quận Cầu Giấy đang nhân rộng, nâng cao chất lượng mô hình giáo dục này…", thầy Dũng nói.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hình tượng rắn năm Ất Tỵ 2025 được họa sĩ vẽ theo biểu tượng vô cực.

Tranh 12 con giáp rộn ràng trên giấy dó

GD&TĐ - Bộ tranh 12 con giáp trên giấy dó truyền thống được họa sĩ thực hiện trong 12 năm, tạo thành một chuỗi tác phẩm thể hiện khái niệm về sự trường tồn và luân chuyển.