Houthi phong tỏa Biển Đỏ, chi phí tăng 250%, thế giới chờ tuyến đường mới

GD&TĐ - Chi phí qua Biển Đỏ đã tăng hơn 250% kể từ khi lực lượng dân quân Houthi phong tỏa một phần khu vực, khiến tuyến đường biển khác trở nên hấp dẫn.

Tuyến đường biển Bắc của Nga được quan tâm trong bối cảnh vận tải qua Biển Đỏ gặp khó khăn.
Tuyến đường biển Bắc của Nga được quan tâm trong bối cảnh vận tải qua Biển Đỏ gặp khó khăn.

Foreign Policy - một tạp chí tin tức chính thống hàng đầu của Mỹ đã đưa tin, chi phí vận chuyển qua Biển Đỏ đã tăng hơn 250% kể từ khi lực lượng dân quân Houthi của Yemen bắt đầu phong tỏa một phần khu vực vào tháng 11 năm ngoái.

Các nhà môi giới tàu ước tính rằng trọng tải thương mại đi qua Vịnh Aden đã giảm hơn 60% trong thời gian đó, với một số lô hàng, chẳng hạn như LNG, giảm xuống 0.

Với việc Mỹ và Anh tỏ ra không thể đánh bật lực lượng Houthi khỏi thành trì của họ hoặc ngăn chặn lực lượng dân quân tấn công các tàu của Anh, Mỹ và Israel ở Biển Đỏ và Biển Ả Rập, các chủ hàng thương mại ngày càng để mắt tới Tuyến đường biển phía Bắc của Nga như một giải pháp thay thế tiềm năng hấp dẫn.

“Chi phí tăng cao cùng với nỗi lo bị máy bay không người lái và tên lửa của Houthi tấn công đã khiến một số chủ hàng coi Bắc Cực là một lựa chọn thay thế, khi băng tan bắt đầu mở ra tiềm năng mới trên cái gọi là Tuyến đường biển phía Bắc” - Foreign Policy bình luận.

Bài báo đã "khám phá" điều mà các quan chức và truyền thông Nga đã nói trong nhiều năm - rằng Tuyến đường biển phía Bắc dài khoảng 5.600 km là tuyến đường hàng hải ngắn nhất giữa châu Âu và châu Á.

Tuyến đường này có thể cắt giảm 8,000 km hoặc hơn về quãng đường, 40-60 phần trăm thời gian, so với các tuyến đường truyền thống từ châu Âu đến châu Á qua các vùng biển đang gặp khó khăn ở Trung Đông.

“Khả năng cắt giảm khoảng 5.000 dặm khỏi hành trình của một con tàu có nghĩa là thời gian di chuyển nhanh hơn nhiều - một điểm cộng lớn trong thế giới bán lẻ trực tuyến và giao hàng ngày nay”, tờ Foreign Policy nhận định.

Foreign Policy cho rằng, nhược điểm của tuyến đường này là "70% Bắc Cực, bao gồm gần như toàn bộ chiều dài phần Bắc Cực của tuyến đường, đi qua vùng biển Nga".

"Các tàu muốn sử dụng tuyến đường này phải được sự cho phép của Nga và phải trả phí quá cảnh. Với mối quan hệ hiện tại giữa nhiều nước phương Tây và Nga trong bối cảnh chiến tranh Ukraine, điều đó đặt ra một thách thức rõ ràng" - tạp chí Mỹ nhận xét.

Những người vận động hành lang phản đối tuyến đường vận chuyển đầy tham vọng của Nga cũng viện dẫn các vấn đề tiềm ẩn khác, từ vùng nước nông ở địa phương và mùa đông lạnh giá ở Bắc Cực đến băng nổi và sự xa xôi của phần lớn tuyến đường.

Tuy nhiên, thực tế là những năm gần đây, Nga đã dành nhiều tiền đầu tư để khắc phục những nhược điểm mà tờ báo phân tích.

Sputnik cho biết, số tiền đầu tư tương đương nhiều tỷ USD vào 16 cảng nước sâu, 14 sân bay, các cơ sở hạ tầng phòng không và tìm kiếm cứu nạn trong khu vực, cơ sở hạ tầng liên lạc Internet thông qua các vệ tinh mới trong quỹ đạo địa tĩnh, một đội tàu phá băng hạng nặng mới đang phát triển...

Nga có kế hoạch tăng trọng tải hàng hóa vận chuyển qua Tuyến đường biển phía Bắc lên 80 triệu tấn vào năm 2024 và khoảng 270 triệu tấn hàng năm vào năm 2035.

Khi được vận hành đầy đủ, tuyến đường này sẽ mang lại cho Nga cơ hội trở thành một nước đóng vai trò lớn trong việc vận chuyển hàng nghìn tỷ USD đô la trong thương mại hàng năm, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển và khai thác các lãnh thổ của Nga ở vùng Viễn Bắc - bao gồm cả nguồn năng lượng khổng lồ, chưa được khai thác và trữ lượng khoáng sản quý hiếm.

Mỹ đã bày tỏ sự không hài lòng trước việc Nga kiểm soát Bắc Cực, đe dọa mở rộng các nhiệm vụ “tự do hàng hải” ở vùng biển Bắc Cực của Nga, nhưng phải đối mặt với các vấn đề do tình trạng tồi tệ của đội tàu lớp Bắc Cực và thiếu cơ sở hạ tầng.

Để đối phó, Nga đưa Tuyến đường biển phía Bắc vào bản sửa đổi năm 2022 đối với học thuyết hải quân của mình, coi tuyến đường này là một trong sáu hướng ưu tiên chiến lược nhằm củng cố “vị thế của mình trong số các cường quốc hải quân hàng đầu thế giới”.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Điều hòa phải bật 24/24 giờ để duy trì nhiệt độ tằm mới phát triển tốt.

Lắp điều hòa cho … tằm

GD&TĐ - Phương pháp nuôi tằm trong phòng lạnh giúp hiệu quả kinh tế tăng gấp 3 lần so với nuôi ngoài điều kiện bình thường.

Ảnh minh họa: INT.

Truyện ngắn: Duyên muộn

GD&TĐ - Năm nay Túc đã ở hàng “băm”. Anh có “thâm niên” hơn 20 năm bươn chải nơi xứ người với nghề bán vé số dạo.

Ảnh: Quốc Bình.

Củ cải khô

GD&TĐ - Sau bao nhiêu cái đợi thì mẹ mới rinh 20 kg củ cải về để thỏa niềm mong ngóng của mấy bố con.