Hợp tác giáo dục giúp phát triển nhân lực và giải quyết thách thức chung

GD&TĐ -Quốc tế hóa GD tạo điều kiện trao đổi kinh nghiệm- chuyên môn- kỹ năng- nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tăng cường năng lực cạnh tranh quốc gia.

Bà Hoàng Vân Anh giữ chức vụ Giám đốc Chương trình Giáo dục tại Hội đồng Anh.
Bà Hoàng Vân Anh giữ chức vụ Giám đốc Chương trình Giáo dục tại Hội đồng Anh.

Tăng tính năng động trong việc dạy và học

Tạo ra cơ hội học hỏi từ các quốc gia phát triển, hội nhập giáo dục là xu hướng đang được nhiều bạn trẻ hưởng ứng. Theo báo cáo từ Viện Thống kê UNESCO-UIS, trong giai đoạn 2017-2021, đã có khoảng 350.000 sinh viên Đông Nam Á du học bậc đại học ở nước ngoài. Trong đó, Việt Nam ghi nhận lượng du học sinh tăng liên tục, chiếm tới 40% tổng lượng sinh viên du học nước ngoài trên toàn khu vực.

Mở ra khả năng tiếp cận nền giáo dục tân tiến khắp thế giới, hội nhập giáo dục cho phép cộng đồng sinh viên đa quốc gia kết nối, trao đổi văn hoá, chia sẻ kinh nghiệm, và tăng cường học hỏi. Nhận định về vai trò của hội nhập quốc tế trong giáo dục đại học, bà Hoàng Vân Anh, Giám đốc Chương trình Giáo dục từ Hội đồng Anh chia sẻ: “Hướng tới mục tiêu trở thành nền kinh tế hiện đại và công nghiệp hóa vào năm 2045, nhiều nỗ lực tăng cường quan hệ đối tác trong giáo dục đại học và nâng cao chất lượng qua việc nâng cao nguồn lực đang được tích cực triển khai từ phía Chính phủ như các chương trình học bổng P322, P911, P89, Nghị định 86/2018 về hợp tác đầu tư giáo dục. Trong vai trò kết nối giữa Vương quốc Anh và Việt Nam, Hội đồng Anh đang hiện thực hóa những mối hợp tác mang tính hệ thống để hỗ trợ chất lượng đào tạo, cũng như quốc tế hoá các chương trình dạy và học trong hệ thống giáo dục đại học tại Việt Nam.”

Bà Vân Anh nhấn mạnh: “Liên kết sâu rộng và đa dạng trong giáo dục đại học như những hoạt động đang được Vương quốc Anh và Việt Nam thực hiện sẽ tăng cường hơn nữa các tiến bộ trong hợp tác khoa học, nghiên cứu, đổi mới sáng tạo, nâng cao chất lượng đào tạo, phát triển chuyên môn giảng viên và tạo cơ hội cho sinh viên học hỏi kinh nghiệm thực tiễn toàn cầu, đồng thời thúc đẩy khả năng dịch chuyển năng động của sinh viên trong thời buổi hiện nay.”

Đào tạo nhân lực chất lượng cao một cách có hệ thống và hiệu quả

Trong thời gian từ 2000-2014, 5 trường đại học có vốn đầu tư nước ngoài đã được thành lập tại Việt Nam. Đồng thời, Việt Nam đang là đối tác phát triển chương trình giáo dục xuyên quốc gia lớn thứ 3 của Vương quốc Anh tại Đông Nam Á, đánh dấu vị thế tăng trưởng nhanh trong khu vực.

Picture2 nl 18.png
Picture3 nl 18.png

Số liệu từ Báo cáo “Toward a more competitive environment for TNE in Viet Nam - 2023” do Hội đồng Anh thực hiện cho thấy Việt Nam đang tạo được môi trường pháp lý cạnh tranh cho các dự án giáo dục xuyên quốc gia. (Nguồn ảnh: Báo cáo Những cơ hội cho Việt Nam để thu hút sinh viên và trở thành trung tâm giáo dục của khu vực)

Đánh giá về lợi thế trong xu hướng giáo dục xuyên quốc gia đang phát triển trong nước, bà Vân Anh tiếp lời: “Hợp tác chiến lược về giáo dục xuyên quốc gia mang lại nhiều giá trị xã hội và đóng góp thực hiện các Mục tiêu Phát triển Bền vững của Liên hợp quốc (SDG). Cụ thể, giáo dục xuyên quốc gia tăng cường khả năng tiếp cận giáo dục có chất lượng của sinh viên (SDG4), đóng góp phát triển kinh tế và việc làm (SDG8), phát triển đối tác (SDG17) và tiếp cận các ngành học liên quan tới phát triển bền vững như môi trường, nước sạch, năng lượng… giúp thực hiện các mục tiêu SDG của Việt Nam. Hơn nữa, các chương trình giáo dục xuyên quốc gia nâng cao trải nghiệm của sinh viên và gia tăng khả năng được tuyển dụng sau tốt nghiệp của sinh viên so với các sinh viên học tập theo chương trình bản địa. Một lý do nổi bật cho điều này nằm ở việc giáo dục xuyên quốc gia tập trung phát triển kĩ năng chuyên môn được cập nhật theo đòi hỏi của các nhà tuyển dụng trong nước và quốc tế. Bên cạnh đó, mối quan hệ đối tác của các tổ chức giáo dục xuyên quốc gia với cộng đồng tuyển dụng cũng tạo điều kiện tốt hơn cho sinh viên.”

Các nghiên cứu toàn cầu của Hội đồng Anh về giá trị của hoạt động giáo dục xuyên quốc gia cho thấy lợi ích về nâng cao năng lực và phát triển cơ sở; tăng cường năng lực giảng dạy và tài năng học thuật, tăng cường năng lực nghiên cứu, nâng cao uy tín cho cơ sở giáo dục, xây dựng cộng đồng và đóng góp vào nền kinh tế. Những minh chứng này cho thấy giáo dục xuyên quốc gia tạo nên chất xúc tác quan trọng trong nền kinh tế tri thức hiện nay, không chỉ ở việc mang sự cấp tiến trong chương trình học thuật toàn cầu tới gần hơn cho người học địa phương, mà còn trong việc thúc đẩy đổi mới trong cách dạy và học, và tăng cường cơ hội học tập cho sinh viên.

Picture4 nl 18.png
Trong giai đoạn năm 2021–2024, chương trình Hợp tác Đối tác Toàn cầu theo thỏa thuận hợp tác giữa Hội đồng Anh và Bộ GD&ĐT đã tài trợ tám dự án, với sự tham gia của 17 trường đại học Vương quốc Anh và 21 trường đại học Việt Nam (Nguồn ảnh: British Council Việt Nam)

Mở ra môi trường trao đổi và giải quyết thách thức chung

“Vương quốc Anh và Việt Nam đề cao những kết nối từ cả nhóm du học sinh tại Vương quốc Anh và sinh viên trong nước. Từ trao đổi văn hóa và mạng lưới sinh viên tốt nghiệp, nhóm phát triển chuyên môn trong lĩnh vực văn hoá - nghệ thuật, nhiều trao đổi kiến thức đã và đang diễn ra, giúp đào sâu và giải quyết những thách thức chung như các vấn đề xã hội và môi trường,” bà Vân Anh cho biết.

Bên cạnh hoạt động từ phía cộng đồng sinh viên, những tổ chức quốc tế về hợp tác văn hoá và thúc đẩy giáo dục như Hội đồng Anh cũng là thành viên tích cực mang đến các nền tảng thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm trong nhiều chủ đề cấp thiết về giáo dục, kinh tế và xã hội. Gần đây nhất, sách trắng có tên “Tầm nhìn về Bình đẳng giới, Đa dạng và Hoà nhập cho Giáo dục Đại học Đông Nam Á" đã được công bố tại chương trình “Tăng cường Lãnh đạo Đông Nam Á” do Hội đồng Anh & Trung tâm đào tạo khu vực của Tổ chức Bộ trưởng Giáo dục các nước Đông Nam Á (SEAMEO RIHED) tổ chức. Các kết quả của chương trình được kì vọng hỗ trợ các Mục tiêu Phát triển Bền vững về Giáo dục chất lượng (SDG4), Bình đẳng giới (SDG5) và Phát triển đối tác (SDG17) tại 11 quốc gia trong khu vực tham gia, trong đó có Việt Nam.

Thông qua các chương trình này, có một thực tế cần được ghi nhận là nỗ lực chung của các thành viên trong hệ thống giáo dục trong thúc đẩy phát triển năng lực, nghiên cứu chuyên sâu và giải quyết bài toán chung. Từ đây, từng bước tiến đã và đang được hiện thực hoá, cùng với đó là nhiều mục tiêu xa hơn được phối hợp thực hiện vì một thế hệ nhân lực tương lai giàu năng lực cạnh tranh.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhu cầu tuyển dụng lao động vào dịp cuối năm luôn “nóng” tại các doanh nghiệp. Ảnh minh họa: INT

Doanh nghiệp 'khát' lao động

GD&TĐ - Những tháng cuối năm luôn là thời điểm sôi động nhất của thị trường lao động, bởi hầu hết các doanh nghiệp phải chạy đua với thời gian

Minh họa/INT

Thưởng Tết - động lực để cống hiến

GD&TĐ - Ý nghĩa của thưởng Tết dù ít hay nhiều nhằm ghi nhận công lao, đóng góp của người lao động, đồng thời chính là thành quả mà người lao động tạo ra...

Minh họa/INT

Cảnh báo người mới

GD&TĐ - Trung Quốc vừa quyết định cấm xuất khẩu kim loại và vật liệu có chứa những nguyên tố hoá học nhất định, trong đó có Gallium và Germanium sang Mỹ.